Tác giả | PGS.TS Nguyễn Quốc Trung |
Số trang | 480 |
Tải về | Mega |
Ngay sau khi xuất bản cuốn “Vi điện tử số” tập 1, “Trung tâm nghiên cứu phát triển Điện tử - Tin học - Viễn Thông” - hợp tác giữa trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Tổng công ty Điện tử - Tin Học Việt Nam - đã nhận được lời mời cùng xây dựng chương trình hiện đại hóa giáo trình và giáo cụ ngành Điện tử - Tin học - Viễn thông của trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 1 thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và khoa Thông tin Tin học trường Đại học dân lập Đông Đô. Chúng tôi đã tổ chức Hội thảo khoa học về chương trình số hóa kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, trước hết là trong lĩnh vực giảng dạy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông... và khoa Thông tin Tin học trường đại học dân lập Đông Đô.
Dưới sự lãnh đạo của GS.TS Phan Anh, trong buổi hội thảo chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến quý báu của các giảng viên và các nhà khoa học giàu kinh nghiệm. Hội thảo đã khẳng định việc hiện đại hóa trong lĩnh vực giảng dạy là cần thiết và rất cấp bách.
Trước hết cho ra mắt bạn đọc bộ sách “XỬ LÝ SỐ THÔNG TIN” nhằm phục vụ ngay cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại trường đại học Bách khoa Hà Nội, Tổng công ty Điện tử - Tin học Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, trường Đại học dân lập Đông Đô.
Đầu tiên chúng tôi cho xuất bản hai cuốn sách:
1. Vi điện tử số
2. Xử lý tín hiệu và lọc số
Không phải nói nhiều, chúng ta đều biết rằng việc số hóa các thiết bị Điện tử - Viễn thông đã và đang được thực hiện rất mạnh mẽ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Chính vì vậy mà xử lý tín hiệu số và lọc số đã trở thành một ngành khoa học và kỹ thuật. Sự phát triển rất nhanh chóng mà khởi đầu là từ sự ra đời của các vi mạch điện tử cỡ lớn. VLSI (Very - Large - Scale – Integration), công nghệ ASIC, PSOC, EPGA là nền tảng cho sự phát triển đến chóng mặt của các phần cứng số (Digital Hardware) chuyên dụng cũng như máy tính số (Digital Computer) với giá thành rẻ hơn, kích thước nhỏ hơn, tốc độ cao hơn.
Để tiếp cận với ngành khoa học hiện đại này chúng ta cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản không thể thiếu được của xử lý tín hiệu và lọc số.
Giáo trình (XỬ LÝ TÍN HIỆU VÀ LỌC SỐ) này đã được dùng để giảng dạy nhiều năm cho học sinh chính khóa, cao học, nghiên cứu sinh của các trường đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Viễn thông ORAN, Đại học tổng hợp thành phố HCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn thông, Cục tác chiến Điện tử Bộ Quốc Phòng, Đại học dân lập Đông Đô.
Giáo trình XỬ LÝ TÍN HIỆU VÀ LỌC SỐ chia thành ba tập.
- Tập 1 đề cập những vấn đề khái niệm cơ bản của xử lý tín hiệu bao gồm biển diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền biến số n, trong miền z, trong miền tần số liên tục ω, trong miền tần số rời rạc ωk (hoặc miền k), ngoài ra chương 5 sẽ trình bày khá chi tiết về tổng hợp bộ lọc số FIR pha tuyến tính.
- Tập 2 gồm những vấn đề tổng hợp bộ lọc số IIR, cấu trúc và độ nhạy của các hệ thống số, biểu diễn hệ thống rời rạc trong không gian trạng thái và cấu trúc trạng thái, lọc số nhiều nhịp, biến đổi Fourier nhanh và cuối cùng là biến đổi Hilbert và hệ thống pha tối thiểu.
- Tập 3 gồm những vấn đề về hiệu ứng lượng tử hóa trong xử lý tín hiệu và lọc số, các phương pháp đánh giá phổ, các bộ lộc số thích nghi, tiên đoán tuyến tính, xử lý đồng cấu (Homomorphic) và biểu diễn trong miền tiểu ba (Wavelet).
Mặc dầu giáo trình này đã được dùng để giảng dạy môn học xử lý tín hiệu số và lọc số nhiều năm nhưng chắc không thể tránh khỏi còn những sai sót, chúng tôi rất mong bạn đọc góp ý để lần tái bản tới sẽ được hoàn thiện hơn.
No comments:
Post a Comment