Tác giả | Lê Đăng Hưng Tạ Tuấn Anh Nguyễn Hữu Đức Nguyễn Thanh Thủy |
Số trang | 361 |
Tải về | Mega |
Vào thuở khởi đầu sử dụng máy tính, cách lập trình là lập trình tuần tự. Khoảng những năm 70-80 xu hướng lập trình chủ yếu là lập trình có cấu trúc. Bước sang những năm 90, phương pháp lập trình hướng đối tượng trở nên phổ biến, được những người làm tin học quan tâm nghiên cứu nhiều.
Lập trình hướng đối tượng trở thành phương pháp lập trình hiện đại vì nó có những ưu điểm như:
- Sự trừu tượng hóa: Mỗi đối tượng trong chương trình là một trừu xuất của một đối tượng (vật lý hay phi vật lý) trong thực tế của bài toán. Điều này làm cho chương trình gần gũi hơn với người dùng và dễ thiết kế hơn đối với người lập trình.
- Sự đóng gói: Mỗi đối tượng là một sụ đóng gói cả ba mặt: dữ liệu, trạng thái và thao tác, làm cho đối tượng là một đơn nguyên bền vững cho quá trình phân tích, thiết kế và lập trình. Xây dựng trên nguyên tắc giấu kín tối đa, công khai tối thiểu, đối tượng thích ứng dễ dàng và việc sửa lỗi, bảo trì hay phát triển.
- Việc sử dụng lại: Đối tượng là một đơn vị “lắp dẫn”, có thể sử dụng lại cho bài toán khác.
- Sự kế thừa được vận dụng cho các đối tượng làm tiết kiệm được mã nguồn, đồng thời tạo khả năng cho sự tiếp nối và mở rộng chương trình.
Ngày nay đã có nhiều ngôn ngữ lập trình hỗ trợ cho đối tượng:
- Có những ngôn ngữ chỉ mới dựa vào đối tượng (có đóng gói mà không có kế thừa), như ADA (83).
- Có những ngôn ngữ hướng đói tượng thuần khiết, chỉ được phép sử dụng đối tượng trong lập trình, như SMALLTALK, JAVA,...
- Có những ngôn ngữ lai, có thể lập trình hướng đối tượng một cách đầy đủ, mà cũng có thể lập trình dùng đối tượng. Turbo PASCAL, C++ thuộc loại này.
Ngôn ngữ C từ khi ra đời đã sớm khẳng định được vị thế là công cụ chủ yếu trong công nghệ phần mềm. C++ phát triển C thành ngôn ngữ hướng đối tượng đã kế thừa được các điểm mạnh của C và thích ứng với xu hướng lập trình hiện đại. Chọn C++ để giảng dạy cũng như làm công cụ phát triển phần mềm là hợp lý, vì không những nó mạnh, mà nó dễ hiểu cho những người vốn quen với lập trình truyền thống, nay đi vào lập trình hướng đối tượng. Như vậy chủ đề của cuốn sách là hoàn toàn thích hợp với nhu cầu giảng dạy lập trình ở các trường đại học, cũng như với nhu cầu của những lập trình viên đang hành nghề.
Cuốn sách gồm 6 chương và 4 phụ lục
- Chương 1: Lập trình hướng đối tượng - phương pháp giải quyết bài toán mới.
- Chương 2: Những mở rộng của C++
- Chương 3: Đối tượng và lớp
- Chương 4: Định nghĩa toán tử trên lớp
- Chương 5: Kỹ thuật thừa kế.
- Chương 6: Khuôn hình.
- Phụ lục 1: Các kênh xuất nhập
- Phụ lục 2: Xử lý lỗi
- Phụ lục 3: Bài toán quan hệ gia đình
- Phụ lục 4: Mã chương trình bài toán quan hệ gia đình.
Như vậy cuốn sách bao trùm đủ các vấn đề cần đề cập và đã được cấu trúc khá hợp lý. Mỗi chương đều kết thúc bởi tóm tắt và các bài tập, thuận tiện cho việc học và thực hành.
Nội dung các phần đã được trình bày dễ hiểu, chuẩn xác, có nhiều thí dụ minh họa.
Cuốn sách có thể dùng làm:
- Giáo trình giảng dạy về lập trình hướng đối tượng ở các trường Đại Học.
- Sách tham khảo về C++ cho những người lập trình chuyên nghiệp.
Tôi cho rằng quyển sách là rất có ích và hy vọng sẽ sớm được xuất bản để phục vụ bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách “Lập trình hướng đối tượng với C++”, một sản phẩm lao động khoa học nghiêm túc của tập thể cán bộ giảng dạy khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội.
No comments:
Post a Comment