Tác giả | Trần Văn Thịnh Hà Xuân Hòa Nguyễn Vũ Thanh |
Số trang | 331 |
Tải về | Mega |
Trong công nghiệp và dân sinh, các thiết bị điện được sử dụng rộng rãi. Các thiết bị điện rất đa dạng, sự phong phú về chủng loại cũng đồng nghĩa với sự đa dạng về điều khiển.
Trong những năm gần đây, yêu cầu về nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cuộc sống đặt ra càng ngày càng cao. Để đáp ứng các yêu cầu đó các thiết bị điện đóng một vai trò đáng kể. Việc hoàn thiện công nghệ, nâng cao chất lượng các mạch điều khiển nhằm nâng cao chất lượng các thiết bị điện là cần thiết.
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay, nhất là các tiến bộ trong lĩnh vực điện tử và tự động hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của các ngành kỹ thuật khác. Sự ra đời của các bộ biến đổi điện tử công suất với kích thước gọn nhẹ, tác động nhanh, dễ dàng ghép nối với các vi mạch điều khiển hoặc máy tính là cuộc cách mạng lớn trong điều khiển các thiết bị điện. Các thiết bị điện ngày nay, ngoài các phần truyền thống là các thiết bị điện từ, còn có thêm các phần điều khiển là các thiết bị điện tử. Phần lớn các mạch điều khiển hiện nay dùng kỹ thuật số với chương trình phần mềm linh hoạt, dùng vi xử lý dễ dàng thay đổi cấu trúc mạch điều khiển, dùng các IC điều khiển chuyên dùng. Ứng dụng mạnh mẽ với các tiến bộ trên vào điều khiển các thiết bị điện đòi hỏi những hiểu biết tất yếu về các lĩnh vực này, đặt biệt là đối với các kỹ sư thiết bị điện - điện tử.
Để kịp thời đáp ứng những tiến bộ kỹ thuật, bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử khoa Điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã biên soạn giáo trình "Tự động hóa và điều khiển thiết bị điện", đây là giáo trình bổ sung cho các giáo trình "Máy điện", "Khí cụ điện", "Truyền động điện", "Điện tử công suất",... Giáo trình do các tác giả thuộc nhóm điều khiển của bộ môn Thiết bị điện - Điện tử tổ chức biên soạn.
Giáo trình gồm 7 chương:
Chương 1: Những khái niệm cơ bản
Chương 2: Các phần tử trong hệ thống tự động điều khiển thiết bị điện
Chương 3: Một số hệ thống điều khiển có tiếp điểm
Chương 4: Điều khiển bằng mạch không tiếp điểm
Chương 5: Điều khiển động cơ điện theo nguyên tắc tác động liên tục
Chương 6: Ổn định nguồn cấp
Chương 7: Điều khiển số thiết bị điện
Cuốn sách được dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên và cao học ngành Thiết bị Điện - Điện tử, cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật khi nghiên cứu thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, vận hành các thiết bị điện. Hy vọng cuốn sách giúp cho bạn đọc tìm được lời giải cần thiết khi làm việc với các thiết bị điện được điều khiển tự động.
Các tác giả bày tỏ lòng biets ơn đối với các thầy, cô giáo bộ môn Thiết bị điện - Điện tử, khoa điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã khích lệ, động viên các tác giả trong quá trình biên soạn cuốn sách này.
Do vấn đề được đề cập trong giáo trình khá rộng, nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Các tác giả chân thành cảm ơn và trân trọng các ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Thiết bị điên - Điện tử, khoa điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc Công ty cổ phần sách Đại học - Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.
No comments:
Post a Comment