Tác giả | PGS.TS. Nguyễn Thương Ngô |
Số trang | 242 |
Tải về | Mega |
Chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tự động hóa đóng một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ trọng đại này.
Việc chọn lựa và ứng dụng kỹ thuật mới có hiệu quả, đòi hỏi phải nắm được những nguyên lý cơ bản. Công cụ để thực hiện có thể ngày càng hoàn thiện hơn nhưng nguyên lý cơ bản vẫn không thay đổi.
Cho đến nay tài liệu bằng tiếng Việt về điều khiển tối ưu và thích nghi còn quá ít. Do đó tác giả viết tập sách này nhằm phục vụ sinh viên và nghiên cứu sinh trong nhà trường cũng như các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực điều khiển tự động. Sách gồm ba phần như sau:
- Phần một đề cập đến các phương pháp thông dụng và đơn giản để xác định thông số tối ưu của các cơ cấu điều khiển nói chung hay các bộ điều chỉnh nói riêng - vấn đề cơ bản và thường gặp của các hệ điều khiển và điều chỉnh.
- Phần hai đề cập đến vấn đề điều khiển tối ưu. Chủ yếu là các phương pháp đã được áp dụng phổ biến ở các hệ điều khiển trong điều kiện cụ thể. Đó là phương pháp quy hoạch động của Bellman, nguyên lý cực đại của Pontryagin, ứng dụng của phương trình Ricatti trong việc tổng hợp các hệ điều khiển và điều chỉnh.
Trong hai phần này có nêu khá nhiều ví dụ, có khi cùng một ví dụ, cách giải bài toán được dùng các phương pháp khác nhau nhằm mục đích củng cố kiến thức và rút ra mối liên hệ giữa chúng.
- Phần ba đề cập tới điều khiển thích nghi, vấn đề tương đối phong phú, đa dạng và thường gặp khó khăn trong việc hệ thống hóa. Vì vậy ở đây chỉ đi sâu vào một số ví dụ điển hình và nêu lên các phương pháp chính để từ đó nghiên cứu các hệ khác nhau. Phương pháp tổng quát hóa các hệ thích nghi theo một quan điểm thống nhất có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu tối ưu hóa trong điều kiện lượng thông tin ban đầu là ít nhất. Tốc độ ứng dụng phương pháp điều khiển thích nghi ngày càng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật ngày càng cao.
Tác giả cảm ơn các bạn đồng nghiệp, cán bộ thuộc Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật đã giúp đỡ thiết thực để hoàn thành được tập sách này.
No comments:
Post a Comment