Friday, November 25, 2016

Vật lý đại cương các nguyên lý và ứng dụng - Tập 3: Quang học và vật lý lượng tử

Tác giả Trần Ngọc Hợi
Phạm Văn Thiều
Số trang 420
Tải về Mega

Nội dung
Việc viết những cuốn sách vật lý đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, hiện đại có tính thực tế cao là một việc làm khó, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kiến thức sâu rộng. Chính vì vậy, chúng tôi đã tham khảo nhiều sách về vật lí dại cương dùng cho một số trường Đại học và Cao đẳng ở một số nước Âu - Mĩ và Liên Xô cũ, nhất là cuốn Physics Classical and Modern, để biên khảo bộ sách "Vật lí đại cương - Các nguyên lí và ứng dụng" cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

Bộ sách đề cập đến tất cả các vấn đề cơ bản và quan trọng của vật lí, phù hợp với chương trình giảng dạy Vật lí ở các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam. Về mặt hình thức, sách được trình bày dưới dạng giáo trình, các kiến thức được viết cô động, rõ ràng nhưng cặn kẽ, chú trọng đến bản chất vật lí, nhằm giúp cho bạn đọc cách tư duy, lí giải trước các hiện tượng vật lí.

Bộ sách này gồm 41 chương, được chia thành ba tập:
Tập một: Cơ học và Nhiệt học (15 chương)
Tập hai: Điện, Từ, Dao động và Sóng (15 chương)
Tập ba: Quang học và Vật lí lượng tử (11 chương)

Trong mỗi tập sách, ngoài phần trình bày lí thuyết, còn rất chú trọng đến các ứng dụng thực tiễn, có nhiều ví dụ sinh động xảy ra trong tự nhiên và ứng dụng trong khoa học, công nghệ. Sau mỗi chương đều có các câu hỏi, bài tập. Bên cạnh đó còn có nhiều bài đọc thêm về thân thế sự nghiệp của các nhà vật lí lỗi lạc, các vấn đề thời sự và đặc sắc của vật lí.

Bộ sách này nhằm phục vụ cho việc học tập vật lí của sinh vên các trường Đại học và Cao đẳng khối Khoa học kĩ thuật và Khoa học tự nhiên. Các thầy, cô giáo giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng cũng như ở các trường Trung học phổ thông có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Tìm thấy trong bộ sách nhiều kiến thức bổ ích và nâng cao. Tùy theo yêu cầu và thời lượng của môn học tại các trường, bộ sách cũng có thể đáp ứng được ở nhiều mức độ và trình độ thích hợp.

Tham gia biên soạn bộ sách này gồm có:
- TS. Trần Ngọc Hợi - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Biên khảo chính - Chủ biên).
- Ông Phạm Văn Thiều - Hội Vật lí Việt Nam.

Trong tập một của bộ sách này, các tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà giáo, đồng thời cũng là các nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng dưới đây đã đóng góp một số tư liệu cho tập sách:
- PGS.TS.Đoàn Nhượng - Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia.
- PGS.TS.Ngô Phú An - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Ông Lưu Đình Thanh - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chúng tôi biên soạn bộ sách này với mong muốn giới thiệu với bạn đọc những kiến thức vật lí ở mức cơ bản, hiện đại, thực tế sinh động nhưng cũng rất sâu sắc, đồng thời cũng muốn góp phần vào việc làm phong phú hơn, chính xác hơn một số nội dung kiến thức vật lí trong chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và Trung học phổ thông.

Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và phát triển Chương trình giáo dục Trung học chuyên nghiệp, Đại học và Sau Đại học (trước đây là Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học) và Ban biên tập sách Vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục đã nhiệt tình cổ vũ, ủng hộ chúng tôi để hoàn thành bộ sách này.

Vật lý đại cương các nguyên lý và ứng dụng - Tập 2: Điện, từ, dao động và sóng

Tác giả Trần Ngọc Hợi
Phạm Văn Thiều
Số trang 493
Tải về Mega

Nội dung
Việc viết những cuốn sách vật lý đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, hiện đại có tính thực tế cao là một việc làm khó, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kiến thức sâu rộng. Chính vì vậy, chúng tôi đã tham khảo nhiều sách về vật lí dại cương dùng cho một số trường Đại học và Cao đẳng ở một số nước Âu - Mĩ và Liên Xô cũ, nhất là cuốn Physics Classical and Modern, để biên khảo bộ sách "Vật lí đại cương - Các nguyên lí và ứng dụng" cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

Bộ sách đề cập đến tất cả các vấn đề cơ bản và quan trọng của vật lí, phù hợp với chương trình giảng dạy Vật lí ở các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam. Về mặt hình thức, sách được trình bày dưới dạng giáo trình, các kiến thức được viết cô động, rõ ràng nhưng cặn kẽ, chú trọng đến bản chất vật lí, nhằm giúp cho bạn đọc cách tư duy, lí giải trước các hiện tượng vật lí.

Bộ sách này gồm 41 chương, được chia thành ba tập:
Tập một: Cơ học và Nhiệt học (15 chương)
Tập hai: Điện, Từ, Dao động và Sóng (15 chương)
Tập ba: Quang học và Vật lí lượng tử (11 chương)

Trong mỗi tập sách, ngoài phần trình bày lí thuyết, còn rất chú trọng đến các ứng dụng thực tiễn, có nhiều ví dụ sinh động xảy ra trong tự nhiên và ứng dụng trong khoa học, công nghệ. Sau mỗi chương đều có các câu hỏi, bài tập. Bên cạnh đó còn có nhiều bài đọc thêm về thân thế sự nghiệp của các nhà vật lí lỗi lạc, các vấn đề thời sự và đặc sắc của vật lí.

Bộ sách này nhằm phục vụ cho việc học tập vật lí của sinh vên các trường Đại học và Cao đẳng khối Khoa học kĩ thuật và Khoa học tự nhiên. Các thầy, cô giáo giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng cũng như ở các trường Trung học phổ thông có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Tìm thấy trong bộ sách nhiều kiến thức bổ ích và nâng cao. Tùy theo yêu cầu và thời lượng của môn học tại các trường, bộ sách cũng có thể đáp ứng được ở nhiều mức độ và trình độ thích hợp.

Tham gia biên soạn bộ sách này gồm có:
- TS. Trần Ngọc Hợi - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Biên khảo chính - Chủ biên).
- Ông Phạm Văn Thiều - Hội Vật lí Việt Nam.

Trong tập một của bộ sách này, các tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà giáo, đồng thời cũng là các nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng dưới đây đã đóng góp một số tư liệu cho tập sách:
- PGS.TS.Đoàn Nhượng - Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia.
- PGS.TS.Ngô Phú An - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Ông Lưu Đình Thanh - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chúng tôi biên soạn bộ sách này với mong muốn giới thiệu với bạn đọc những kiến thức vật lí ở mức cơ bản, hiện đại, thực tế sinh động nhưng cũng rất sâu sắc, đồng thời cũng muốn góp phần vào việc làm phong phú hơn, chính xác hơn một số nội dung kiến thức vật lí trong chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và Trung học phổ thông.

Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và phát triển Chương trình giáo dục Trung học chuyên nghiệp, Đại học và Sau Đại học (trước đây là Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học) và Ban biên tập sách Vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục đã nhiệt tình cổ vũ, ủng hộ chúng tôi để hoàn thành bộ sách này.

Vật lý đại cương các nguyên lý và ứng dụng - Tập 1: Cơ học và nhiệt học

Tác giả Trần Ngọc Hợi
Phạm Văn Thiều
Số trang 515
Tải về Mega

Nội dung
Việc viết những cuốn sách vật lý đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, hiện đại có tính thực tế cao là một việc làm khó, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kiến thức sâu rộng. Chính vì vậy, chúng tôi đã tham khảo nhiều sách về vật lí dại cương dùng cho một số trường Đại học và Cao đẳng ở một số nước Âu - Mĩ và Liên Xô cũ, nhất là cuốn Physics Classical and Modern, để biên khảo bộ sách "Vật lí đại cương - Các nguyên lí và ứng dụng" cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

Bộ sách đề cập đến tất cả các vấn đề cơ bản và quan trọng của vật lí, phù hợp với chương trình giảng dạy Vật lí ở các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam. Về mặt hình thức, sách được trình bày dưới dạng giáo trình, các kiến thức được viết cô động, rõ ràng nhưng cặn kẽ, chú trọng đến bản chất vật lí, nhằm giúp cho bạn đọc cách tư duy, lí giải trước các hiện tượng vật lí.

Bộ sách này gồm 41 chương, được chia thành ba tập:
Tập một: Cơ học và Nhiệt học (15 chương)
Tập hai: Điện, Từ, Dao động và Sóng (15 chương)
Tập ba: Quang học và Vật lí lượng tử (11 chương)

Trong mỗi tập sách, ngoài phần trình bày lí thuyết, còn rất chú trọng đến các ứng dụng thực tiễn, có nhiều ví dụ sinh động xảy ra trong tự nhiên và ứng dụng trong khoa học, công nghệ. Sau mỗi chương đều có các câu hỏi, bài tập. Bên cạnh đó còn có nhiều bài đọc thêm về thân thế sự nghiệp của các nhà vật lí lỗi lạc, các vấn đề thời sự và đặc sắc của vật lí.

Bộ sách này nhằm phục vụ cho việc học tập vật lí của sinh vên các trường Đại học và Cao đẳng khối Khoa học kĩ thuật và Khoa học tự nhiên. Các thầy, cô giáo giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng cũng như ở các trường Trung học phổ thông có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Tìm thấy trong bộ sách nhiều kiến thức bổ ích và nâng cao. Tùy theo yêu cầu và thời lượng của môn học tại các trường, bộ sách cũng có thể đáp ứng được ở nhiều mức độ và trình độ thích hợp.

Tham gia biên soạn bộ sách này gồm có:
- TS. Trần Ngọc Hợi - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Biên khảo chính - Chủ biên).
- Ông Phạm Văn Thiều - Hội Vật lí Việt Nam.

Trong tập một của bộ sách này, các tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà giáo, đồng thời cũng là các nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng dưới đây đã đóng góp một số tư liệu cho tập sách:
- PGS.TS.Đoàn Nhượng - Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia.
- PGS.TS.Ngô Phú An - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Ông Lưu Đình Thanh - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chúng tôi biên soạn bộ sách này với mong muốn giới thiệu với bạn đọc những kiến thức vật lí ở mức cơ bản, hiện đại, thực tế sinh động nhưng cũng rất sâu sắc, đồng thời cũng muốn góp phần vào việc làm phong phú hơn, chính xác hơn một số nội dung kiến thức vật lí trong chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và Trung học phổ thông.

Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và phát triển Chương trình giáo dục Trung học chuyên nghiệp, Đại học và Sau Đại học (trước đây là Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học) và Ban biên tập sách Vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục đã nhiệt tình cổ vũ, ủng hộ chúng tôi để hoàn thành bộ sách này.

Tuesday, November 22, 2016

Bài tập Toán cao cấp tập 1: Đại số và hình học giải tích

Tác giả Nguyễn Đình Trí (Chủ biên)
Tạ Văn Đĩnh
Nguyễn Hồ Quỳnh
Số trang 388
Tải về Mega

Năm 1996 Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản quyển Toán học cao cấp tập 1. Đại số và Hình học giải tích. Quyển Bài tập Toán học cao cấp này là nối tiếp quyển toán học câp tấp 1 nhằm trình bày phần bài giải và hướng dẫn cách giải các bài tập đã ra ở quyển toán học cao cấp 1. Riêng chương IV chỉ là ôn tập các kiến thức đã học ở trường phổ thông, nên không trình bày ở quyển này, độc giả có thể xem các đáp án ở quyển Toán học cao cấp 1.

Chúng tôi muốn lưu ý độc giả về cách đánh số các tiêu đề để tiện việc tra cứu.

Ở quyển Toán học cao cấp 1, chương đánh số bằng một số, thí dụ chương II là chương thứ hai. Tiết đánh bằng hai số, thí dụ tiết 3.2 là tiết 2 ở chương 3, độc giả tìm nó ở chương 3 tiết thứ 2, mục đánh bằng 3 số, thí dụ mục 3.2.1 là mục 1 ở tiết 2 của chương 3, độc giả tìm nó ở chương 3 tiết 2 mục 1. Các định nghĩa, định lí, thí dụ và chú ý cũng đánh số bằng ba số như vậy. Riêng các hình vẽ chỉ có một số.

Vì tài liệu này viết lần đầu nên không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong nhận được các ý kiến của độc giả, chúng tôi rất cảm ơn.

Toán cao cấp tập 1: Đại số và hình học giải tích

Tác giả Nguyễn Đình Trí (chủ biên)
Tạ Văn Đĩnh
Nguyễn Hồ Quỳnh
Số trang 393
Tải về Mega

Chương trình môn toán ở trường phổ thông đã có nhiều thay đổi từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình cải cách giáo dục. Bộ giáo trình Toán học cao cấp dùng cho các trường đại học kỹ thuật này được viết vừa nhằm thích ứng với sự thay đổi đó ở trường phổ thông, vừa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy toán ở trường đại học.

Toán học cao cáp là một môn học khó mà sinh viên các trường đại học kĩ thuật phải học trong ba học kì đầu, bao gồm những vấn đề cơ bản của đại số và giải tích toán học, đóng vai trò then chốt trong việc rèn luyện tư duy khoa học, cung cấp công cụ toán học để sinh viên học các môn học khác ở bậc đại học và xây dựng tiềm lực để tiếp tục tự học sau này.

Khi viết bộ sách này chúng tôi rất chú ý đến mối quan hệ giữa lý thuyết và bài tập. Đối với người học toán, hiểu sâu sắc lí thuyết phải vận dụng được thành thạo các phương pháp cơ bản, các kết quả cơ bản của lí thuyết trong giải toán, làm bài tập và trong quá trình làm bài tập người học hiểu lí thuyết sâu sắc hơn. Các khái niệm cơ bản của đại số và giải tích toán học được trình bày một cách chính xác với nhiều ví dụ minh họa. Phần lớn các định lý được chứng minh đầy đủ. Cán bộ giảng dạy, tùy theo quỹ thời gian của mình, có thể hướng dẫn cho sinh viên tự đọc một số phần, một số chứng minh. Cuối mỗi chương đề có phần tóm tắt với các định nghĩa chính, các định lí và các công thức chủ yếu và phần bài tập đã được chọn lọc kĩ, kèm theo đáp số và gợi ý.

Bộ sách được viết thành 3 tập:
   - Tập 1: Đại số và hình học giải tích.
   - Tâp 2: Phép giải tích một biến số.
   - Tập 3: Phép tính giải tích nhiều biến số.

Bộ sách là công trình tập thể của nhóm tác giả gồm ba người: Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Tạ Văn Đĩnh và Nguyễn Hồ Quỳnh. Ông Tạ Văn Đĩnh phụ trách viết tập 1. Ông Nguyễn Hồ Quỳnh phụ trách viết 7 chương đầu của tập 2. Ông Nguyễn Đình Trí phụ trách viết chương 8 của tập 2 và toàn bộ tập 3. Cùng với bộ giáo trình này chúng tôi cũng viết 3 tập Bài tập Toán cao cấp nhằm hỗ trợ các bạn đọc cần lời giải chi tiết của những bài tập đã ra trong bộ giáo trình này.

Viết bộ giáo trình này, chúng tôi đã tham khảo kinh nghiệm của nhiều đồng nghiệp đã giảng dạy môn Toán học cao cấp nhiều năm ở nhiều trường đại học. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã đọc bản thảo và đóng góp nhiều ý kiến xác đáng.

Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục về việc xuất bản bộ giáo trình này, cảm ơn các biên tập viên Nguyễn Trọng Bá, Phạm Bảo Khuê, Phạm Phu, Nguyễn Văn Thường của Nhà xuất bản Giáo dục đã làm việc tận tình và khẩn trương.

Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của bạn đọc đối với bộ giáo trình này.

Giáo trình Toán rời rạc - TS. Võ Văn Tuấn Dũng

Tác giả TS. Võ Văn Tuấn Dũng
Số trang 143
Tải về Mega

Giáo trình được tác giả biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy môn học "Toán rời rạc" trong nhiều năm cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin của một số trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh với thời lượng 3 đơn vị học trình (45 tiết).

Tác giả biên soạn giáo trình theo hướng: Sắp xếp nội dung tinh giản, hợp lý, đồng thời đảo bảo khối kiến thức tối thiểu về cơ sở Toán cho Tin học để sinh viên có điều kiện tiếp thu tốt các môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ Thông tin. Tuy nhiên, giáo trình có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Toán - Tin học.

Giáo trình được chia thành 5 chương. Chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản nhất của logic học bao gồm: Mệnh đề, các quy luật logic; vị từ và lượng từ; suy luận toán học. Chương 2 trình bày các vấn đề cơ bản trong phép đếm và trong giải tích tổ hợp; nguyên lý Dirichlet dùng để chứng minh sự tồn tại của cấu hình tổ hợp thỏa mãn điều kiện cho trước. Chương 3 trình bày khái niệm thuật toán. Chương 4 trình bày khái niệm quan hệ, cách biểu diễn một quan hệ bằng một ma trận; quan hệ tương đương; quan hệ thứ tự và biểu đồ Hasse của tập sắp thứ tự hữu hạn. Chương 5 trình bày các vấn đề cơ bản về hàm Boole, biểu thức Boole, đại số Boole và nguyên lý đối ngẫu; vấn đề tổ hợp các cổng logic theo biểu thức Boole cho trước; vấn đề tối thiểu hóa hàm Boole bằng phương pháp biến đổi đại số, phương pháp Karnaugh, phương pháp Quine - Mc.Cluskey.

Trong quá trình biên soạn, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, giáo trình chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Phương pháp tính - GS. Tạ Văn Dĩnh

Tác giả GS. Tạ Văn Đĩnh
Số trang 118
Tải về Mega

Nội dung
Chương 1. Sai số
   1.1 Sai số tuyệt đối và sai số tương đối
   1.2 Cách viết sai số xấp xỉ
   1.3 Sai số quy tròn
   1.4 Các các quy tắc tính sai số
   1.5 Sai số tính toán và sai số phương pháp
   1.6 Phụ lục 1: Sự ổn định của một quá trình tính
Chương 2. Tính gần đúng nghiệm thực của một phương trình
   2.1 Nghiệm và khoảng phân li nghiệm
   2.2 Phương pháp chia đôi
   2.3 Phương pháp lặp
   2.4 Phương pháp Newton
   2.5 Phương pháp dây cung
Chương 3. Tính gần đúng nghiệm của một hệ đai số tuyến tính
   3.1 Mở đầu
   3.2 Phương pháp Gauss
   3.3 Phương pháp lặp đơn
   3.4 Phụ lục 2: Về một hệ đại số tuyến tính không ổn định
Chương 4. Nội suy và phương pháp bình phương bé nhất
   4.1 Nội suy đa thức: Đa thức Lagrange và đa thức Newton
   4.2 Phương pháp bình phương bé nhất
Chương 5. Tính gần đúng đạo hàm và tích phân xác định
   5.1 Tính gần đúng đạo hàm
   5.2 Tính gần đúng tích phân xác định
Chương 6. Tính gần đúng nghiệm của bài toán Côsi với phương trình vi phân thường
   6.1 Phát biểu bài toán
   6.2 Phương pháp chuỗi Tâylo
   6.3 Phương pháp Ơle
   6.4 Phụ lục 3: Sai số thực sự
   6.5 Hệ phương trình
   6.7 Phương trình cấp cao
  

Sunday, November 20, 2016

Giáo trình Khí cụ điện & Trang bị điện

Tác giả Nguyễn Minh Hương
Số trang 172
Tải về Mega

Giáo trình Khí cụ điện - Trang bị điện gồm hai phần:

Phần thứ nhất đề cập đến khí cụ điện (KCĐ) là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống cung cấp điện cũng như trong các máy sản xuất. Phần này giới thiệu ngắn gọn công dụng, nguyên lý làm việc, kết cấu, số liệu kỹ thuật của một số khí cụ điện.

Ngoài ra, giáo trình còn đề cập đến lý thuyết cơ sở khí cụ điện để giúp người học hiểu sâu hơn và cón thể dùng làm cơ sở để phân tích sự khác nhau của các khí cụ điện khi sửa chữa. Phần này còn trình bày cách tính toán lựa chọn một số khí cụ điện hạ thế.

Phần thứ hai trình bày chủ yếu về trang bị điện của các nhóm máy cắt gọt kim loại và một số máy khác như: Tiện, khoan, doa, mài, phay, bào, máy nâng - vận chuyển. Với mỗi nhóm máy đều trình bày các đặc điểm công nghệ, các yêu cầu đối với hệ truyền động điện, trang bị điện và một số sơ đồ điều khiển các máy trong thực tế. Ngoài ra ở chương một còn giới thiệu về các chuyển động trên máy, các yếu tố của quá trình cắt gọt và phụ tải của động cơ truyền động các cơ cấu điển hình nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn các chương sau.

Giáo trình được dùng làm tài liệu học tập chính thức cho học sinh ngành điện trong các trường trung học chuyên nghiệp, đồng thời cho học sinh ngành điện trong các trường trung học chuyên nghiệp, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho hệ đào tạo công nhân kỹ thuật ngành điện.

Tác giả mong nhận được các ý kiến phê bình và đóng góp để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện giáo trình này cho lần tái bản sau.

Robot công nghiệp - Nguyễn Thiện Phúc

Tác giả GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc
Số trang 345
Tải về Mega

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vấn đề tự động hóa sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng.

Mục tiêu ứng dụng kỹ thuật robot trong công nghiệp là nhằm nâng cao năng suất dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời cải thiện điều kiện lao động. Sự cạnh tranh hàng hóa đặt ra một vấn đề thời sự là làm sao để hệ thống tự động hóa sản xuất phải có tính linh hoạt cao nhằm đáp ứng với sự biến động thường xuyên của thị trường hàng hóa cạnh tranh. Robot công nghiệp là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong việc tạo ra những hệ thống tự động sản xuất linh hoạt đó.

Gần nữa thế kỷ có mặt trong sản xuất, robot công nghiệp đã có một lịch sử phát triển khá hấp dẫn. Ngày nay robot công nghiệp được dùng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực sản xuất. Điều đó xuất phát từ những ưu điểm cơ bản của các loại robot đã được chọn lựa và đúc kết lại qua bao nhiêu năm ứng dụng ở nhiều nước.

Ở giai đoạn trước những năm 1990 hầu như trong nước ta hoàn toàn chưa du nhập về kỹ thuật robot, thậm chí còn chưa nhận được nhiều thông tini kỹ thuật về lĩnh vực này. Từ năm 1990 nhiều cơ sở công nghiệp đã bắt đầu nhập ngoại nhiều loại robot phục vụ các việc như tháo lắp dụng cụ cho các trung tâm gia công CNC, lắp ráp các linh kiện điện tử, thao tác ở các máy ép nhựa, hàn vỏ xe ô-tô, xe máy và phun phủ bề mặt v.v.. Có những nơi đã bắt đầu thiết kế, chế tạo và lắp ráp robot.

Ở nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề kỹ thuật cao đã bắt đầu giảng dạy về robot công nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều nơi đã mở ngành đào tạo về cơ-tin-điện tử (Mechatronics) và rất quan tâm đến robot công nghiệp. "Cơ-tin-điện tử" và "Robot công nghiêp" là 2 lĩnh vực khoa học kỹ thuật rất gắn bó với nhau. Ở nhiều nước, chúng kết hợp với nhau trong một ngành đào tạo. Trong "Robot công nghiệp" có hầu hết các vấn đề của "Cơ-tin-điện tử" và đồng thời sự phát triển của "Cơ-tin-điện tử" cũng đều phản ảnh trong kỹ thuật robot.

Cuốn sách này là giáo trình giảng dạy về robot công nghiệp tại trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) - Hà Nội. Trong đó sẽ cung ccaaps tương đối toàn diện các kiến thức cơ sở và nâng cao về robot công nghiệp. Phần kiến thức cơ sở chúng tôi đã cố gắng viết dễ hiểu cho nhiều đối tượng bạn đọc. Đồng thời cũng bổ sung, cập nhật và phân tích nhiều thông tin, kết quả nghiên cứu hiện đại ở trong và ngoại nước. Sách được dùng làm tài liệu giảng dạy học tập cho giáo viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề kỹ thuật cao. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực này và các cán bộ điều hành sản xuất ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong lần in thứ hai chúng tôi bổ sung thêm một số hình ảnh về các robotcar được chế tạo trong nước vào cuối chương I và thêm một chương mới "Động học robot khi di chuyển nhỏ".

Trong lần in thứ ba này chúng tôi chỉ chỉnh sửa nhỏ ở một số chỗ.

Chúng tôi rất mong và cảm ơn sự đóng góp ý kiến của bạn đọc. Các ý kiến xin gửi về Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Nhập môn rôbốt công nghiệp

Tác giả TS. Lê Hoài Quốc
KS. Chung Tấn Lâm
Số trang 222
Tải về Mega

Cùng với sự phát triển khoa học và kỹ thuật, ngành điều khiển học và tự động hóa đã có những bước tiến quan trọng. Quá trình đó góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động. Giảm giá thành, tăng chất lượng và độ đồng đều về chất lượng, đồng thời tạo điều kiện cải thiện môi trường làm việc của con người, đặc biệt trong một số công việc có độ an toàn thấp hoặc có tính đọc hại cao. Ngày nay, các khái niệm "Dây chuyền sản xuất tự động" hay "Robot" - "Người máy" - "Tay máy" đã trở nên quen thuộc đối với mọi người. Thế nhưng cách đây không lâu, trong những thập niên đầu thế kỷ 20 những khái niệm ấy chỉ mới là những ý tưởng sơ khai trong trí tưởng tượng phong phú của con người.

Năm 1920 lần đầu tiên thuật ngữ Robot xuất hiện trong tác phẩm khoa học viễn tưởng của nhà soạn Kapek. Với các mẫu thiết kế ban đầu, càng ngày robot càng được nâng cao về tính năng hoạt động: Linh hoạt hơn, chính xác hơn, thông minh hơn và đáp ứng nhanh hơn. Từ robot đầu tiên vào thập niên 60 theo mẫu Versatran của công ty ÀM (American Machine Foundry) hoạt động theo chương trình định trước, cho đến các dạng robot tự thích nghi, đủ thông minh để tự giải quyết nhiệm vụ mà con người đặt ra cho nó trong điều kiện thay đổi của môi trường hoạt động xung quanh. Nhờ đó rô-bốt ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt trong các hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS - Flexible Manufacturing Systems) và hệ thống sản xuất tích hợp máy tín (CIM - Computer Integrated Manufacturing).

Hiện nay, ở rất nhiều nước robot phát triển không chỉ theo hướng phục vụ sản xuất công nghiệp mà còn theo hướng phục vụ sinh hoạt và giải trí trong gia đình. Robot gia đình hay robot cá nhân được phát triển nhằm thay thế giúp việc nhà. Ngày nay, khi thiết kế các loại robot này, các nhà thiết kế đã thêm vào các cảm biến nhận, các giải thuật điều khiển thích nghi và fuzzy logic với mục đích để robot thực hiện được nhiều nhiệm vụ đa dạng và khác nhau trong gia đình như là giặt quần áo, chùi rửa phòng tắm, đổ rác, cắt cỏ. Đặc biệt là chúng di chuyển rất linh hoạt để phục vụ trong lĩnh vực giải trí.

Kỹ thuật robot là một khoa học liên quan đến nhiều phạm trù kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong số đó dễ nhận thấy nhất là các ngành cơ học, cơ khí chế tạo chính xác, kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin và điều khiển học. Chính vì vậy mà khó có một tài liệu nào bao gồm thật đầy đủ và hoàn chỉnh về tất cả những vấn đề mà có liên quan đến robot.

Với mong muốn có được một tài liệu tham khỏa đề cập tới những vấn đề cốt lõi nhất về robot công nghiệp nhằm đáp ứng yêu càu học tập và nghiên cứu của sinh viên các ngành cơ khí, tự động hóa và kỹ thuật điều khiển ở các trường đại học kỹ thuật, các tác giả đã phối hợp với Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ thuật biên soạn tài liệu tham khảo này. Về đề tài này các tác giả sẽ giới thiệu bạn đọc trong hai tập sách:

Tập I - Nhập môn robot công nghiệp: Gồm ba chương đề cập những nội dung tổng quan về robot, cấu tạo chung của robot công nghiệp và những bài toán động học tay máy.

Tập II - Điều khiển robot công nghiệp: Gồm ba chương đề cập bài toán động lực học, những vấn đề robot lập trình được, cảm biến trang bị trên robot và mở đầu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên robot.

Trước mắt chúng tôi cho ra mắt bạn đọc tập I - Nhập môn robot công nghiệp, còn tập II sẽ được xuất bản sau trong một vài tháng sắp tới.

Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn tài liệu tham khảo này không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả xin chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của bạn đọc. Mọi chi tiết đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ Môn Kỹ Thuật Điều Khiển Tự Động - Khoa Cơ Khí - Trường Đại học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh, nhà C1. 268 Lý Thường Kiệt, Q.10 Tp. Hồ Chí Minh, ĐT: 8655348. Và địa chỉ Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 28 Đồng Khởi, Q1, Tp HCM, ĐT: 8225062 - 8296682 - 8290228.

Giáo trình kỹ thuật robot - ĐH Công Nghiệp Tp HCM

Tác giả ĐH Công nghiệp Tp HCM
Số trang 148
Tải về Mega

Thuật ngữ "Robot" xuất phát từ tiếng Sec (Czech) "Robota" có nghĩa là công việc tạp dịch trong vở Rossum's Universal Robots của Karel Capek, vào năm 1921. Trong vở kịch này, Rossum và con trai ông ta đã chế tạo những chiếc máy gần giống với con người để phục vụ con người. Có lẽ đó là một gợi ý ban đầu cho các nhà sáng chế kỹ thuật về những cơ cấu, máy móc bắt chước các hoạt động cơ bắp của con người.

Đầu thập kỷ 60, công ty Mỹ ÀM (American Machine and Foundry Company) quảng cáo một loại máy tự động vạn năng và gọi là "Người máy công nghiệp" (Industrial Robot). Ngày nay người ta đặt tên người máy công nghiệp (hay robot công nghiệp) cho những loại thiết bị có dáng dấp và một vài chức năng như tay người được điều khiển tự động để thực hiện một số thao tác sản xuất.

Về mặt kỹ thuật, những robot công nghiệp ngày nay, có nguồn gốc từ hai lĩnh vực kỹ thuật ra đời sớm hơn đó là các cơ cấu điều khiển từ xa (Teleoperators) và các máy công cụ điều khiển số (NC - Numberically Controlled Machine Tool).

Các cơ cấu điều khiển từ xa (hay các thiết bị kiểu chủ-tớ) đã phát triển mạnh trong chiến tranh thế giới thứ hai nhằm nghiên cứu các vật liệu phóng xạo. Người thao tác được tách biệt khỏi khu vực phóng xạ bởi một bức tường có một hoặc vài cửa quan sát để có thể nhìn thấy được công việc bên trong. Các cơ cấu điều khiển từ xa thya thế cho cánh tay của người thao tác; nó gồm có một bộ kẹp ở bên trong (tớ) và hai tay cầm ở bên ngoài (chủ). Cả hai, tay cầm và bộ kẹp, được nối với nhau bằng một cơ cấu sáu bậc tự do để tạo ra các vị trí và hướng tùy ý của tay cầm và bộ kẹp. Cơ cấu dùng để điều khiển bộ kẹp theo chuyển động của tay cầm.

Vào khoảng năm 1949, các máy công cụ điều khiển số ra đời, nhằm đáp ứng yêu cầu gia công các chi tiết trong ngành chế tạo máy bay. Những robot đầu tiên thực sự là sự nối kết giữa các khâu cơ khí của cơ cấu điều khiển từ xa với khả năng lập trình của máy công cụ điều khiển số.

Dưới đây chúng ta sẽ điểm qua một số thời điểm lịch sử phát triển của người máy công nghiệp. Một trong những rô-bốt công nghiệp đầu tiên được chế tạo là robot Versatran của công ty AMF, Mỹ. Cũng vào khoảng thời gian này ở Mỹ xuất hiện loại robot Unimate - 1900 được dùng đầu tiên trong kỹ nghệ ô-tô.

Tiếp theo Mỹ, các nước khác bắt đầu sản xuất robot công nghiệ: Anh - 1967, Thụy Điển và Nhật - 1968 theo bản quyền của Mỹ; CHLB Đức - 1971; Pháp - 1872; ở Ý - 1973...

Tính năng làm việc của rô-bốt ngày càng được nâng cao, nhất là khả năng nhận biết và xử lý. Năm 1967 ở trường đại học tổng hợp Stanford (Mỹ) đã chế tạo ra mẫu robot hoạt động theo mô hình "Măt-tay", có khả năng nhận biết và định hướng bàn kẹp vị trí vật kẹp nhờ các cảm biến.

Năm 1974 công ty Mỹ Cincinnati đưa ra loại robot được điều khiển bằng máy vi tính, gọi là robot T3 (The Tomorrow Tool: Công cụ của tương lai). Robot này có thể nâng được vật có khối lượng đến 40Kg.

Có thể nói, Robot là sự tổ hợp khả năng hoạt động linh hoạt của các cơ cấu điều khiển từ xa với mức độ "tri thức" ngày càng phong phú của hệ thống điều khiển theo chương trình số cũng như kỹ thuật chế tạo các bộ cảm biến, công nghệ lập trình và các phát triển của trí khôn nhna tạo, hệ chuyên gia...

Trong những năm sau này, việc nâng cao tính năng hoạt động của robot không ngừng phát triển. Các robot được trang bị thêm các loại cảm biến khác nhau để nhận biết môi trường chung quanh, cùng với những thành tựu to lớn trong lĩnh vực Tin học - Điện tử đã tạo ra các thế hệ robot với nhiều tính năng đặc biệt. Số lượng robot ngày càng gia tăng, giá thành ngày càng giảm. Nhờ vậy, robot công nghiệp đã có vị trí quan trọng trong các dây chuyền sản xuất hiện đại.

Điều khiển Robot công nghiệp - Nguyễn Mạnh Tiến

Tác giả TS. Nguyễn Mạnh Tiến
Số trang 270
Tải về Mega

Thuật ngữ robot xuất hiện lần đầu tiên năm 1921 để chỉ một "nhân vật viễn tưởng" có khả năng làm việc mềm dẻo nhưng khỏe gấp nhiều lần con người. "Nhân vật đó" đó đã là hiện thực năm 1960 và năm 1961. Robot công nghiệp đã được ứng dụng trong công nghiệp. Trong dây chuyền sản xuất với mức độ tự động hóa cao, robot công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm cường độ lao động cho người lao động, tăng năng suất và độ chính xác gia công, góp phần tăng chất lượng và số lượng và giảm giá thành sản phẩm.

Cuốn sách "Điều khiển Robot công nghiệp" có nội dung là phân tích, tính toán cơ cấu cơ khí robot, thiết lập mô hình toán học, phân tích các cấu trúc và phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển cho robot.

Cuốn sách được biên soạn theo đề cương môn học Robot của chuyên ngành tự động hóa - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã được Hội đồng Khoa học Trường thông qua.

Với mục đích biên soạn cho giảng dạy môn học Robot Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các Trường Đại học, cao đẳng khác. Sách gồm 9 chương được sắp xếp theo trình tự hợp lý, có nội dung cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực kỹ thuật robot công nghiệp. Trong mỗi chương có các ví dụ minh họa và bài tập tự giải.

Chương 1 - Tổng quan về robot công nghiệp: Trình bày một cách tổng quan về lịch sử phát triển, các đặc tính robot công nghiệp và các khâu của một robot công nghiệp với mô tả chi tiết về cấu tạo cơ cấu chuyển động.

Chương 2 - Động học vị trí robot: Trình bày cơ sở quan trọng của động học vị trí là phép biến đổi, mối quan hệ vị trí giữa các bộ phận trong robot thể hiện bằng hai bài toán động học thuận và động học ngược.

Chương 3 - Động học vị trí vi sai: Đề cập những vấn đề về chuyển động vi sai của robot, quan hệ dịch chuyển vi sai giữa các bộ phận robot và ma trận Jacobien trong robot.

Chương 4 - Động lực học robot: Phân tích và xây dựng phương trình động lực học của robot đơn giản và robot n thanh nối. Xây dựng các dạng mô hình toán học của hệ thống robot và quan hệ moomen và lực tĩnh trong robot.

Chương 5 - Thiết kế quỹ đạo chuyển động: Phân tích cơ sở và các phương pháp xây dựng quỹ đạo chuyển động robot ở không gian khớp và không gian tay với một số dạng quỹ đạo thông dụng.

Chương 6 - Điều khiển chuyển động robot: Phân tích cấu trúc và phương pháp tổng hợp các hệ thống điều khiển chuyển động trong không gian khớp: Hệ thống điều khiển độc lập, hệ thống điều khiển tập trung, hệ thống điều khiển thích nghi và hệ thống điều khiển không gian tay sử dụng ma trận Jacobien chuyển vị và nghịch đảo. Đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển thông qua các kết quả mô phỏng.

Chương 7 - Hệ thống điều khiển lực: Trình bày về các phương pháp điều khiển lực kinh điển: Điều khiển trở kháng và điều khiển hỗn hợp với một số kết quả mô phỏng.

Chương 8 - Cơ cấu chấp hành và cấu trúc hệ thống điều khiển: Phân tích các đặc điểm và cấu trúc của các hệ thống truyền động sử dụng robot công nghiệp: Hệ thống thủy lực, khí nén và hệ thống truyền động điện. Mô tả cấu trúc chung của hệ thống điều khiển robot.

Chương 9 - Cảm biến trong robot: Mô tả về cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính và ứng dụng của các cảm biến sử dụng trong robot gồm các cảm biến bên trong và cảm biến bên ngoài.

Sách được dùng làm giáo trình chính cho chuyên ngành Tự động hóa, cũng có thể làm tài liệu học tập cho sinh viên một số ngành trong ngành Điện và một số ngành liên quan, làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Tự động hóa - Điều khiển tự động, cho các cán bộ kỹ thuật trong vận hành, thiết kế và bảo dưỡng các hệ thống điều khiển robot công nghiệp.

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn về những định hướng của Giáo sư Nguyễn Công Hiền cho cuốn sách này. Tác giả cảm ơn các đồng nghiệp ở Bộ môn tự động hóa xí nghiệp công nghiệp - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã khuyến khích, động viên giúp đỡ trong thời gian viết cuốn sách này.

Tuy đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và biên soạn, song với sự biên soạn lần đầu, cuốn sách không thể tránh khỏi các thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.

Các ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Tự đọng hóa xí nghiệp - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Cơ sở nghiên cứu sáng tạo Rôbốt công nghiệp

Tác giả Biên dịch: Trần Thế San
Hiệu đính: TS. Nguyễn Tiến Dũng
Số trang 424
Tải về Mega

Kỹ thuật tự động hóa là một trong những ngành kỹ thuật cao đang phát triển mạnh mẽ. Robotics, là một trong các chuyên ngành kỹ thuật điều khiển tự động, đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, bắt đầu được chú ý nhiều ở nước ta. Để xây dựng và phát triển ngành tự động hóa và robotics. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu,... đang có các công trình về tự động hóa và robotics. Chuyên ngành này cũng rất hấp dẫn các bạn trẻ, nhất là các sinh viên kỹ thuật.

Trong các khu công nghiệp đang xuất hiện và các hệ thống quy trình sản xuất tự động hoặc bán tự động, trong đó các tay máy và người máy được sử dụng rộng rãi.

Cuốn sách này cung cấp kiến thức cơ bản để tìm hiểu, nghiên cứu, và sáng tạo robot, đặc biệt tập trung vào các vấn đề cơ học, động học, và động lực học của các cơ cấu chấp hành.

Từ cuốn sách này, bạn đọc có kiến thức cơ bản về toán cao cấp, cơ lý thuyết, cơ học máy,... có thể tìm được nhiều kiến thức bổ ích và lý thú. Sách phục vụ rộng rãi cho đông đảo bạn đọc là sinh viên, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, các nhà quản lý, và mọi người quan tâm đến lĩnh vực tay máy, người máy.

Phân tích và giải mạch điện tử công suất

Tác giả Phạm Quốc Hải
Dương Văn Nghị
Số trang 191
Tải về Mega

Quyển "Phân tích và giải mạch điện tử công suất" nhằm giúp cho sinh viên củng cố và nắm vững bản chất môn học này. Sách biên soạn dựa theo các tài liệu đang được sử dụng ở nhiều nước và có chọn lọc, sửa đổi cho phù hợp với các qui chuẩn Việt Nam. Sách gồm năm chương chính:

Chương 1: Các van bán dẫn công suất
Phần này quan tâm đến chế độ phát nhiệt thực tế trên van bán dẫn nói chung khi chúng làm việc và tốc độ tăng dòng điện, tốc độ tăng điện áp của loại van thyristor.

Chương 2: Mạch chỉnh lưu

Ở đây, xem xét sự hoạt động của một số sơ đò chỉnh lưu cơ bản ứng với các loại tải trong nhiều chế độ khác nhau như: chế độ chỉnh lưu, nghịch lưu, các trạng thái lý tưởng, thực tế và cả trạng thái sự cố mạch.

Chương 3: Điều chỉnh điện áp xoay chiều (Điều áp xoay chiều)
Trong điều hiển pha điện áp xoay chiều có phân tích mạch điề áp một pha và ba pha với các dạng tải cơ bản cũng như cách đấu tải khác nhau, đồng thời cũng chú ý đến vấn đề sóng hài trên tải.

Chương 4. Điều chỉnh điện áp một chiều (Băm xung một chiều)
Các bộ băm xung này trực tiếp biến đổi và điều chỉnh điện áp một chiều cố định sang điện áp một chiều thay đổi được. Ngoài việc phân tích các chế độ làm việc chính còn chú ý đến vấn đề chuyển mạch dòng điện cho các van loại thyristor.

Chương 5. Các bộ nghịch lưu độc lập
Nghịch lưu độc lập có nghịch lưu độc lập nguồn điện áp và nghích lưu độc lập nguồn dòng điện. Nguyên lý cơ bản và biến đổi điện áp (hoặc dòng điện) một chiều thành điện áp (hoặc dòng điện) xoay chiều. Để tránh gây chồng chéo khi nghiên cứu sơ đồ, trong phần này phân tích độc lập hai giai đoạn cơ bản là giai đoạn làm việc và việc chuyển mạch. Vì điện áp (hoặc dòng điện) đầu ra nghịch lưu độc lập nói chung không phải là hình sin nên cũng cần phân tích thành phần sóng hài chứa trong điện áp (hoặc dòng điện). Trên cơ sở đó hiểu được sự cân bằng công suất giữa nguồn một chiều và phía tải dòng xoay chiều.

Bố cục của sách như sau: Trong mỗi phần sau tóm tắt lý thuyết là những thí dụ có lời giải mẫu cụ thể. Sau mỗi thí dụ đều có bài tập để củng cố các hiểu biết trong thí dụ mẫu. Các bài tập mở rộng và nâng cao kiến thức cần thiết. Dựa vào thí dụ mẫu, sinh viên tự giải được các bài tập trong đó thì được hiểu là đã nắm vững các yêu cầu của môn học.

Quyển sách này nhằm phục vụ trực tiếp cho giáo trình môn học Điện tử công suất. Muốn nắm thật vững vấn đề, người đọc cần tham khảo các tài liệu lý thuyết. Tuy nhiên để phần nào giúp bạn đọc tiện theo dõi, ở đầu mỗi chương đều có tóm tắt một số điểm chỉ dẫn cơ bản về lý thuyết và đưa ra biểu thức tính toán, nhưng chỉ chung nhất và không phải là vạn năng, nên cần chú ý để áp dụng cho đúng.

Sách dùng cho sinh viên các ngành điện và điện tử.

Do còn có những hạn chế, chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp cho quyển sách này. Thư góp ý xin gửi về: Bộ môn Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Saturday, November 19, 2016

Điện tử công suất (Bài tập - Bài giải - Ứng dụng) - Nguyễn Bính

Tác giả Nguyễn Bính
Số trang 193
Tải về Mega

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ bán dẫn điện, ngày nay điện tử công suất đã giữ một vai trò quan trọng trong kỹ thuật điện nói chung. Môn học Điện tử công suất đã trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên các ngành kỹ thuật điện, tự đông hóa.

"Điện tử công suất" vốn được coi là một trong những môn cơ sở kỹ thuật khó tiếp thu vì nó liên quan chặt chẽ với các môn học khác như lí thuyết mạch, kỹ thuật điện tử, toán cao cấp: phương trình vi phân, chuỗi, toán tử, v.v..

Thế nhưng "biết cách" thì không có gì là khó cả: sau khi nghe bài giảng lí thuyết, ta "hành" bằng vài bài tập có lời giải chi tiết với số liệu cụ thể thì sự hiểu biến vấn đề sẽ thấu đáo hơn.

Cuốn sách này gồm 73 bài tập chọn lọc, ở mức độ trung bình trở lên, là những bài toán thường ít nhiều gây khó khăn cho sinh viên.

Nội dung của nó được chia thành 5 phần, bao trùm các phần chính của môn học Điện tử công suất.

Phần I. Chỉnh lưu điốt, 17 bài.
Phần II. Chỉnh lưu tiristor, 29 bài.
Phần III. Băm điện áp một chiều (hacheur, chopper), 5 bài
Phần IV. Điều chỉnh điện áp xoay chiều (gradateur), 10 bài.
Phần V. Biến tần (onduleur), 12 bài.

Đề bài và các số liệu được biên soạn từ các tài liệu của Nga, Hungary, Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Canada là những nước có ngành công nghiệp phát triển.

Cách giải bài toán và số các công thức, phương trình được vận dụng để giải trùng hợp với nội dung trình bày trong cuốn "Điện tử công suất" của cùng tác giả, xuất bản năm 2000.

Tác giả có chủ ý dẫn dắt sinh viên giải bài toán theo từng bước, bắt đầu hoặc từ định nghĩa, định luật hoặc từ phương trình toán lí, sau đó vận dụng công cụ toán học như phương pháp giải phương trình vi phân, toán từ Laplace, chuỗi Fourier,... cho đến kết quả cuối cùng.

Hy vọng cuốn sách này ít nhiều giúp ích cho sinh viên các trường đại học kỹ thuật và các bạn đang làm việc trong ngành kỹ thuật điện nói chung.

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với Phòng đào tạo, các đồng nghiệp trong bộ môn Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, khoa Điện, trường đại học Bách khoa Hà Nội, cũng như Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã khích lệ, động viên nhiều cuốn sách sớm đến tay bạn đọc.

Tác giả chân thành cảm ơn những ý kiến, nhận xét của các bạn đồng nghiệp, bạn đọc xa, gần. Thư từ góp ý xin gửi về địa chỉ: "Bộ môn tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, khoa điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội"

Điện tử công suất Lý thuyết - Thiết kế - Mô phỏng - Ứng dụng Tập 2

Tác giả Lê Văn Doanh (Chủ biên)
Nguyễn Thế Công
Trần Văn Thịnh
Số trang 498
Tải về Mega

Điện tử công suất là lĩnh vực kỹ thuật hiện đại, nghiên cứu ứng dụng các linh kiện bán dẫn công suất làm việc ở chế độ chuyển mạch vào quá trình biến đổi điện năng.

Sự ra đời và hoàn thiện của các linh kiện điện tử công suất như: điôt công suất, tiristo, GTO, triac, MOSFET công suất, IGBT, SID, MCT... với những tính năng dòng điện, điện áp, tốc độ chuyển mạch ngày càng được nâng cao làm cho kỹ thuật điện truyền thống thay đổi một cách sâu sắc.

Trong nghiên cứu điện tử công suất có ba cách tiếp cận:
1. Về linh kiện: Nghiên cứu bản chất vật lý, các quá trình diễn ra trong các linh kiện, các tính năng kỹ thuật và phạm vi ứng dụng của các linh kiện điện tử công suất.
2. Về cấu trúc: Nghiên cứu các sơ đồ phối hợp các linh kiện điện tử công suất và các thiết bị điện - điện tử khác hợp thành mạch động lực nhằm tạo nên các bộ biến đổi phù hợp với mục đích sử dụng.
3. Về điều khiển: Nghiên cứu các chiến lược điều khiển khác nhau để tạo nên bộ biến đổi điện tử công suất với các tính năng cần thiết. Chú trọng các kỹ thuật điều khiển nâng cao để tạo nên các bộ biến đổi thông minh, linh hoạt, có các chỉ tiêu kinh tế  - kỹ thuật, năng lượng tối ưu.

Ở Việt Nam cho đến nay đã có khá nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn bài tập về điện tử công suất được biên soạn và biên dịch. Tuy nhiên do sự phát triển sôi động trong lĩnh vực này nên nhiều vấn đề mới của điện tử công suất như các linh kiện MOSFET công suất, IGBT, SID, MCT chưa được giới thiệu. Công cụ mô phỏng các mạch và linh kiện điện tử công suất chưa được trình bày. Cho đến này chưa có tài liệu nước ngoài và trong nước đề cập đến việc thiết kế các bộ biến đổi điện tử công suất.

Nhằm bổ sung cho chỗ trống này, chúng tôi mong muốn giới thiệu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về điện tử công suất hiện đại trong bộ sách gồm hai tập. Tập một trình bày những vấn đề chung về điện tử công suất thông qua lý thuyết, đặt biệt là phương pháp và ví dụ cụ thể về thiết kế các bộ biến đổi công suất. Tập hai trình bày phần mềm mô phỏng thiết bị điện tử công suất và những ứng dụng của điện tử công suất trong truyền động điện, truyền tải và phân phối điện năng, trong công nghiệp điện hóa, trong kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật điện nhiệt, trong các nguồn năng lượng mới.

Tập một gồm 13 chương:
Chương 1: Đại cương về điện tử công suất
Chương 2: Điôt công suất
Chương 3: Tiristo, GTO và Triac
Chương 4: Tranzito công suất, MOSFET công suất
Chương 5: Tranzitor lưỡng cực cổng cách ly IGBT, tiristo MOS có điều khiển MCT và các linh kiện cảm ứng SID
Chương 6. Bộ chỉnh lưu điôt
Chương 7. Bộ chỉnh lưu có điều khiển
Chương 8. Thiết kế bộ chỉnh lưu
Chương 9. Bộ điều áp xoay chiều
Chương 10. Bộ điều áp một chiều
Chương 11. Bộ biến tần
Chương 12. Điều khiển các bộ biến đổi
Chương 13. Ghép nối, tản nhiệt, bảo vệ các thiết bị điện tử công suất.

Tập hai trình bày những ứng dụng của điện tử công suất, gồm 10 chương:
Chương 14. Mô phỏng thiết bị điện tử công suất
Chương 15. Truyền tải điện một chiều cao áp
Chương 16. Điện tử công suất trong điều chỉnh điện áp
Chương 17. Điện tử công suất trong công nghệ điện hóa
Chương 18. Điện tử công suất trong kỹ thuật gia nhiệt
Chương 19. Chất lượng điện năng
Chương 20. Chấn lưu điện tử
Chương 21. Bộ nguồn liên tục UPS
Chương 22. Điện tử công suất trong truyền động điện
Chương 23. Điện tử công suất trong các nguồn năng lượng mới.

Cuối sách là phần phụ lục các linh kiện điện tử công suất, máy biến áp, dây dẫn để phục vụ cho việc thiết kế các bộ biến đổi điện tử công suất. Trong cuốn sách này có nhiều thiết kế mẫu và bài tập có lời giải sẵn. Các thiết kế mẫu dựa trên kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn thiết kế môn học Điện tử công suất tại Bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử, Khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Phần lớn các thiết kế này đã được ứng dụng và đang hoạt động.

Quyển sách này dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành điện của các trường đại học. Nó cũng được dùng làm tài liệu tham khảo cho các lớp cao học, hệ nghiên cứu sinh và các kỹ sư điện đang làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị điện - điện tử.

Quyển sách do nhóm Điều khiển thiết bị điện - điện tử thuộc Bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử Khoa Điện, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội viết. PGS.TS. Lê Văn Doanh chủ biên.

Các tác giả chân thành cảm ơn tập thể bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử Khoa Điện trường đại học Bách khoa, đơn vị anh hùng lao động đã động viên và tạo điều kiện tốt cho việc hoàn thành quyển sách này.

Mọi thư từ góp ý xin gửi về Bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử Khoa Điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Điện thoại: 8692511.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Điện tử công suất Lý thuyết - Thiết kế - Ứng dụng Tập 1

Tác giả Lê Văn Doanh (Chủ biên)
Nguyễn Thế Công
Trần Văn Thịnh
Số trang 694
Tải về Mega

Điện tử công suất là lĩnh vực kỹ thuật hiện đại, nghiên cứu ứng dụng các linh kiện bán dẫn công suất làm việc ở chế độ chuyển mạch vào quá trình biến đổi điện năng.

Sự ra đời và hoàn thiện của các linh kiện điện tử công suất như: điôt công suất, tiristo, GTO, triac, MOSFET công suất, IGBT, SID, MCT... với những tính năng dòng điện, điện áp, tốc độ chuyển mạch ngày càng được nâng cao làm cho kỹ thuật điện truyền thống thay đổi một cách sâu sắc.

Trong nghiên cứu điện tử công suất có ba cách tiếp cận:
1. Về linh kiện: Nghiên cứu bản chất vật lý, các quá trình diễn ra trong các linh kiện, các tính năng kỹ thuật và phạm vi ứng dụng của các linh kiện điện tử công suất.
2. Về cấu trúc: Nghiên cứu các sơ đồ phối hợp các linh kiện điện tử công suất và các thiết bị điện - điện tử khác hợp thành mạch động lực nhằm tạo nên các bộ biến đổi phù hợp với mục đích sử dụng.
3. Về điều khiển: Nghiên cứu các chiến lược điều khiển khác nhau để tạo nên bộ biến đổi điện tử công suất với các tính năng cần thiết. Chú trọng các kỹ thuật điều khiển nâng cao để tạo nên các bộ biến đổi thông minh, linh hoạt, có các chỉ tiêu kinh tế  - kỹ thuật, năng lượng tối ưu.

Ở Việt Nam cho đến nay đã có khá nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn bài tập về điện tử công suất được biên soạn và biên dịch. Tuy nhiên do sự phát triển sôi động trong lĩnh vực này nên nhiều vấn đề mới của điện tử công suất như các linh kiện MOSFET công suất, IGBT, SID, MCT chưa được giới thiệu. Công cụ mô phỏng các mạch và linh kiện điện tử công suất chưa được trình bày. Cho đến này chưa có tài liệu nước ngoài và trong nước đề cập đến việc thiết kế các bộ biến đổi điện tử công suất.

Nhằm bổ sung cho chỗ trống này, chúng tôi mong muốn giới thiệu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về điện tử công suất hiện đại trong bộ sách gồm hai tập. Tập một trình bày những vấn đề chung về điện tử công suất thông qua lý thuyết, đặt biệt là phương pháp và ví dụ cụ thể về thiết kế các bộ biến đổi công suất. Tập hai trình bày phần mềm mô phỏng thiết bị điện tử công suất và những ứng dụng của điện tử công suất trong truyền động điện, truyền tải và phân phối điện năng, trong công nghiệp điện hóa, trong kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật điện nhiệt, trong các nguồn năng lượng mới.

Tập một gồm 13 chương:
Chương 1: Đại cương về điện tử công suất
Chương 2: Điôt công suất
Chương 3: Tiristo, GTO và Triac
Chương 4: Tranzito công suất, MOSFET công suất
Chương 5: Tranzitor lưỡng cực cổng cách ly IGBT, tiristo MOS có điều khiển MCT và các linh kiện cảm ứng SID
Chương 6. Bộ chỉnh lưu điôt
Chương 7. Bộ chỉnh lưu có điều khiển
Chương 8. Thiết kế bộ chỉnh lưu
Chương 9. Bộ điều áp xoay chiều
Chương 10. Bộ điều áp một chiều
Chương 11. Bộ biến tần
Chương 12. Điều khiển các bộ biến đổi
Chương 13. Ghép nối, tản nhiệt, bảo vệ các thiết bị điện tử công suất.

Tập hai trình bày những ứng dụng của điện tử công suất, gồm 10 chương:
Chương 14. Mô phỏng thiết bị điện tử công suất
Chương 15. Truyền tải điện một chiều cao áp
Chương 16. Điện tử công suất trong điều chỉnh điện áp
Chương 17. Điện tử công suất trong công nghệ điện hóa
Chương 18. Điện tử công suất trong kỹ thuật gia nhiệt
Chương 19. Chất lượng điện năng
Chương 20. Chấn lưu điện tử
Chương 21. Bộ nguồn liên tục UPS
Chương 22. Điện tử công suất trong truyền động điện
Chương 23. Điện tử công suất trong các nguồn năng lượng mới.

Cuối sách là phần phụ lục các linh kiện điện tử công suất, máy biến áp, dây dẫn để phục vụ cho việc thiết kế các bộ biến đổi điện tử công suất. Trong cuốn sách này có nhiều thiết kế mẫu và bài tập có lời giải sẵn. Các thiết kế mẫu dựa trên kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn thiết kế môn học Điện tử công suất tại Bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử, Khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Phần lớn các thiết kế này đã được ứng dụng và đang hoạt động.

Quyển sách này dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành điện của các trường đại học. Nó cũng được dùng làm tài liệu tham khảo cho các lớp cao học, hệ nghiên cứu sinh và các kỹ sư điện đang làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị điện - điện tử.

Quyển sách do nhóm Điều khiển thiết bị điện - điện tử thuộc Bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử Khoa Điện, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội viết. PGS.TS. Lê Văn Doanh chủ biên.

Các tác giả chân thành cảm ơn tập thể bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử Khoa Điện trường đại học Bách khoa, đơn vị anh hùng lao động đã động viên và tạo điều kiện tốt cho việc hoàn thành quyển sách này.

Mọi thư từ góp ý xin gửi về Bộ môn Thiết bị Điện - Điện tử Khoa Điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Điện thoại: 8692511.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Điện tử công suất - Võ Minh Chính

Tác giả Võ Minh Chính
Phạm Quốc Hải
Trần Trọng Minh
Số trang 396
Tải về Mega

Hiện nay các thiết bị điện tử công suất chiếm hơn 30% trong số các thiết bị của một xí nghiệp công nghiệp hiện đại. Việc thay thế các phần tử động có tiếp điểm và kích thước lớn bằng các phần tử không có tiếp điểm, kích thước nhỏ, công suất lớn là nhiệm vụ không thể thay thế được của Điện tử công suất. Điện tử công suất góp phần giải quyết những bài toán kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực tự động hóa cũng như trong đời sống hằng ngày.

Môn học "Điện tử công suất" là một trong những môn học chủ yếu để đào tạo sinh viên ngành tự động hóa nói riêng và sinh viên ngành kỹ thuật điện nói chung.

Cuốn sách này do tập thể cán bộ giảng dạy của bộ môn Tự động hóa, khoa Điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội biên soạn dựa trên các bài giảng mà các tác giả đã giảng dạy tại trường từ nhiều năm qua.

Cuốn sách gồm 7 chương và phần phụ lục, được phân công biên soạn như sau:
TS. Võ Minh Chính chủ biên và soạn các chương 3,4,5,6:
Phạm Quốc Hải soạn chương 2 và 7;
Trần Trọn Minh soạn chương 1 và phụ lục

Nội dung cuốn sách chủ yếu dành cho các vấn đề lý thuyết, với các bạn đọc quan tâm tới khía cạnh thực hành có thể tìm đọc cuốn "Phân tích và giải mạch điện tử công suất" của Phạm Quốc Hải và Dương Văn Nghi.

Các tác giả cũng chân thành cảm ơn nhóm giáo viên trẻ của bộ môn Tự động hóa đã góp nhiều công sức trong quá trình soạn thảo.

Mặc dù đã dành nhiều cố gắng, song không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong muốn và hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc. Ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, C9 - 104 hoặc Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật, 70 Trần Hưng Đạo Hà Nội.

Hướng dẫn thao tác với ZEN

Tác giả OMRON
Phần 1 Tải về
Phần 2 Tải về

Nội dung
Phần 1
1. Lựa chọn ngôn ngữ hiển thị
2. Đặt thời gian ngày tháng
3. Lập chương trình bậc thang
4. Kiểm tra hoạt động của chương trình bậc thang
5. Sửa chương trình bậc thang
6. Sử dụng Timer (T) và Timer có lưu (Holding Timer)
7. Sử dụng bộ đếm (Counter)
8. Weekly Timer (ký hiệu @)
9. Calendar Timer (ký hiệu *)
10. Đầu vào tương tự (analog input) và bộ so sánh tương tự (analog comparator)
11. So sánh giá trị hiện tại (PV) của counter và timer dùng bộ so sánh kiểu PV
12. Các bit thông báo hiển thị (Display bit)
13. Dùng các bit nút bấm (B)
Phần 2
A. Các chức năng đặc biệt
   1. Bảo vệ chương trình
   2. Lọc đầu vào để ổn định hoạt động
   3. Thay đổi thời gian tự động ngắt đèn chiếu sáng nền
   4. Điều chỉnh độ tương phải của màn hình LCD
   5. Đọc thông tin hệ thống.
B. Các sản phẩm tùy chọn
   6. Pin
   7. Thẻ nhớ
   8. Nối với phần mềm lập trình cho ZEN (ZEN Support Software)
C. Xử lý lỗi
   9. Xử lý lỗi
   10. Các thông báo lỗi
   11. Xóa các thông báo lỗi
D. Các ví dụ ứng dụng mẫu
   Điều khiển đè
   Thang máy cuốn có chức năng hoạt động tự động
   Điều khiển bể nước
   Điều khiển lưu thông không khí trong nhà kính (1)
   Điều khiển lưu thông không khí trong nhà kính (2/3)
   Điều khiển lưu thông không khí trong nhà kính (3/3)
   Đèn báo động
   Làm nóng máy đúc khuôn

Hướng dẫn tự học PLC OMRON qua hình ảnh

Tác giả OMRON Asia Pacific Pte
Số trang 48
Tải về Mega

Tập sách này là tài liệu đi kèm với cuốn băng video hướng dẫn tự tìm hiểu về bộ điều khiển lập trình, hay gọi tắt là PLC loại CPM1 của hãng OMRON Nhật Bản. Qua đây, các bạn sẽ nắm được nguyên lý cấu tạo, hoạt động của PLC nói chung, cũng như cách lập trình cho PLC OMRON nói riêng bằng bàn phím cầm tay hoặc phần mềm SYSWIN dùng trên máy tính. Để đạt được hiệu quả cao nhất, nên tham khảo tài liệu Hướng dẫn tự học PLC bằng tiếng Việt của chúng tôi và tài liệu hướng dẫn đi kèm với PLC (tiếng Anh).

Mọi thắc mắc về kỹ thuật và ý kiến đóng góp xin gửi tới VPĐD công ty OMRON tại Việt Nam theo địa chỉ ghi trên nhãn băng. Chúc các bạn thành công.

Nội dung

Chương 1. Giới thiệu chung bộ PLC CPM1 cho đào tạo và thử nghiệm
Chương 2. Cấu trúc cơ bản của PLC
Chương 3. Lập trình bằng Programming Console (bộ lập trình cầm tay)
Chương 4. Lập trình bằng sơ đồ bậc thang
Chương 5. Một số lệnh lập trình phổ biến khác
Chương 6. Lập trình bằng phần mềm SYSWIN trên máy tính

Kỹ thuật lập trình PLC S7-200 - Lâm Quốc Hưng


Tác giả Ks. Lâm Quốc Hưng
Số trang 212
Tải về Mega

Nội Dung
Chương 1. Tổng quát về PLC
I. Khái niệm chung
II. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của PLC
   1. Cấu trúc PLC
   2. Nguyên lý hoạt động của PLC
III. Các hoạt động xư  lý bên trong PLC
   1. Xử  lý chương trình
   2. Xử  lý xuất nhập
IV. Các dạng chương trình của PLC
V. Các loại PLC
Chương 2. PLC Siemens S7 – 200
I. Cấu trúc phần cứng S7 – 200
II. Cấu trúc bộ nhớ
III. Mở rộng cổng vào ra
IV. Cấu trúc chương trình PLC S7 – 200
V. Thư c hiện chương trình của PLC S7 – 200
VI. Các vùng nhớ PLC S7 – 200
   1. Các vùng nhớ
   2. Định dạng dữ liệu
Chương 3: Các tập lệnh của PLC S7 – 200
I. Phương pháp lập trình
II. Các tập lệnh của PLC S7 – 200
   1. Lệnh cơ bản
   2. Lệnh so sánh
   3. Lệnh định thì và đếm
   4. Lệnh số học
   5. Lệnh di chuyển
   6. Lệnh đổi
   7. Lệnh ghi dời
   8. Lệnh quay
   9. Lệnh logic
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 3
Chương 4. Các lệnh điều khiển chương trình
I. Gọi chương trình con
II. Lệnh điều khiển chương trình
   1. Lệnh nhảy JMP
   2. Lệnh lặp FOR NEXT
III. Lệnh ngắt
   1. Ngắt thời gian
   2. Ngắt truyền thông
   3. Đếm vận tốc cao
IV. Xử  lý tín hiệu analog
   1. Đọc tín hiệu analog từ  Modul EM231
   2. Xuất tín hiệu analog qua Modul EM232
   3. Modul EM235
V. Lệnh PID
VI. Lệnh đồng hồ
   1. Lệnh đọc thời gian thư c READ_RTC
   2. Lệnh ghi thời gian SET_RTC
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 4
HƯỚNG DẪN VÀ GIẢI BÀI TẬP
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mạng truyền thông công nghiệp - Hoàng Minh Sơn

Tác giả Hoàng Minh Sơn
Số trang 271
Tải về Mega

Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ vi điện tử, kỹ thuật truyền thông và công nghệ phần mềm trong những năm gần đây đã tạo sự chuyển biến cơ bản trong hướng đi cho các giải pháp tự động hóa công nghiệp. Xu hướng phân tán, mềm hóa và chuẩn hóa là ba trong nhiều đặc điểm đặc trưng cho sự thay đổi này. Những xu hướng mới đó không nằm ngoài mục đích giảm giá thành giải pháp và nâng cao chất lượng hệ thống. Sự ứng dụng rộng rãi các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, đặc biệt các hệ thống bus trường, là một ví dụ tiêu biểu.

"Mạng truyền thông công nghiệp" cũng như "Công nghệ bus trường" không phải là một lĩnh vực kỹ thuật hoàn toàn mới, mà thực chất là các công nghệ được kế thừa, chắt lọc và phát triển từ kỹ thuật truyền thông nói chung cho phù hợp với các yêu cầu trong công nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ mỗi một người hoạt động trong lĩnh vực điều khiển - tự động hóa đều cũng đã biết ít nhiều về nó, có thể nói về nó, ngay cả khi chưa đọc một cuốn sách cụ thể nào về mạng truyền thông công nghiệp, về công nghệ bus trường. Từ hơn một thập kỷ này, công nghệ bus trường đã trở nên không thể thiếu được trong các hệ thống điều khiển và giám sát hiện đại. Song thực tế người sử dụng trong công nghiệp thường gặp phải hàng loạt các vấn đề khác nhau - mặc dù rất cơ bản - nhưng không được đề cập ở các tài liệu thuộc lĩnh vực mạng truyền thông phổ thông (mạng máy tính, mạng viễn thông).

Vấn đề đặt ra trước tiên khi xây dựng một giải pháp tự động hóa không còn là nên hay không nên, mà là lựa chọn hệ thống mạng truyền thông nào cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của ứng dụng thực tế. Ví dụ, giải pháp bus trường nào có thể thỏa mãn yêu cầu về cấu trúc hệ thống và tính năng thời gian thực của ứng dụng? Hơn nữa, để so sánh hai hệ thống phải dựa trên cơ sở kỹ thuật nào? Tiếp theo là bài toán đặt cấu hình, tham số và đưa hệ thống đi vào vận hành. Chậm nhất là khi các đèn báo lỗi trên các module đỏ hàng loạt, người làm công việc tích hợp hệ thống sẽ thấy rằng không thể tìm thấy một cách nhanh chóng lời giải thích thỏa đáng ở các tài liệu hướng dẫn cũng như đường dây hỗ trợ nóng của nhà cung cấp thiết bị mạng.

Cuốn sách được xây dựng trên cơ sở nội dung bài giảng cho sinh viên những năm cuối của ngành Điều khiển Tự động (ĐHBK Hà Nội), một mặt nhằm đáp ứng yêu cầu thiết kế về giáo trình trong nhà trường, mặt khác nhằm mục đích cung cấp thông tin cập nhật cho đông đảo giới bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực này. Cuốn sách là tài liệu tự học và tham khảo cho các sinh viên các trường đại học kỹ thuật, các học viên cao học và kỹ sư làm việc trong lĩnh vực tích hợp hệ thống.

Trong khuôn khổ có hạn của cuốn sách, việc chọn lọc và trình bày nội dung để phù hợp với nhiều nhóm bạn đọc khác nhau thật không dễ dàng. Theo quan điểm của tác giả thì phần kỹ thuật cơ bản đóng vai trò quan trọng hơn cả, bởi vì nó là nền tảng cho mọi công nghệ khác nhau. Phần trình bày về các hệ thống bus trường tiêu biểu được biên soạn dựa theo xu hướng ứng dụng trong nước, giúp bạn đọc hiểu sâu hơn kỹ thuật cơ bản và nhanh chóng nắm được thông tin cô động về một hệ thống chỉ qua ít trang sách mà không phải mất công tìm tòi trong các tài liệu chuẩn. Về mặt thuật ngữ, còn nhiều khái niệm mới chưa được thống nhất trong tiếng Việt, vì vậy tác giả sử dụng nguyên bản tiếng Anh kèo theo lời giải thích.

Điều khiển lập trình (PLC) 2 - ĐH Sư phạm Kỹ thuật TpHCM

Tác giả ThS. Nguyễn Tấn Đời
ThS. Tạ Văn Phương
Số trang 154
Tải về Mega

Nội dung
CHƯƠNG I: PLC S7-300
1.1 Giới thiệu về PLC S7-300
1.2 Các Module của PLC S7-300
1.3 Các Module hoạt động
1.4 Các kiểu dữ liệu.
1.5 Cấu trúc bộ nhớ.
1.6 Chu kỳ quét của PLC S7-300
1.7 Trao đổi dữ liệu giữa CPU và Module mở rộng.
1.8 Cấu trúc chương trình của PLC S7-300
1.9 Các khối OB đặc biệt
CHƯƠNG II: TẬP LỆNH CỦA S7-300
1.1 Cấu trúc lệnh và trạng thái kết quả
1.2 Nhóm lệnh logic
1.3 Nhóm lệnh đặc biệt
1.4 Nhóm lệnh so sánh
1.5 Nhóm lệnh toán học
1.6 Lệnh chuyển đổi số BCD sang số nguyên
1.7 Lệnh về Timer
1.8 Lệnh về Counter.
CHƯƠNG III: MẠNG PROFIBUS- DP
3.1 Tổng quan
   3.1.2 Kiến trúc giao thức và kỹ thuật truyền
   3.1.3 Truy cập BUS
   3.1.4 Dịch vụ truyền dữ lịêu
   3.1.5 Cấu trúc bức điện
3.2 Profibus – DP
   3.2.1 Cấu hình hệ thống và thiết bị
   3.2.2 Đặc tính vận hành của hệ thống
   3.2.3 Trao đổi dữ liệu giữa Master và Slaver
   3.2.4 Đồng bộ hoá dữ liệu vào /ra
   3.2.5 Tham số hoá và chuẩn đoán hệ thống
   3.2.6 Giao tiếp trực tiếp giữa các Slave
   3.2.7 Chế độ đẳng thời
3.3 Giới thiệu Module EM-277
   3.3.1 Giới thiệu
   3.3.2 Các thông số của EM-277
   3.3.3 Cấu trúc vùng nhớ của Master và Slave
3.4 Kết nối mạng với module EM-277
   3.4.1 Thiết lập địa chỉ mạng cho khối EM-277
   3.4.2 Truyền dữ liệu giữa trạm chủ và khối EM-277
   3.4.3 Tệp cơ sở dữ liệu của thiết bị ( các tệp GSD)
   3.4.5 Ứng dụng mạng Profibus –DP điều khiển thiết bị
CHƯƠNG IV : MẠNG ASI
4.1 Giới thiệu về mạng ASI
   4.1.1 Khái niệm
   4.1.2 Giao tiếp ASI
   4.1.3 Hoạt động của mạng ASI
   4.1.4 Ứng dụng mạng ASI
4.2 Các AS-I MASTER
   4.2.1 Giới thiệu
   4.2.2 AS-I Master PLC S7-200
   4.2.3 AS-I Master cho PLC S7-300
   4.2.4 AS-I Gateway
4.3 Các thành phần mạng ASI
   4.3.1 Cáp AS-I
   4.3.2 Các Module AS-I
   4.3.3 Lắp đặt Module AS-I
   4.3.4 AS-I Repeater/Extender
   4.3.5 Bộ định địa chỉ
4.4 Chế độ AS-I MASTER
   4.4.1 Nguyên tắc Master/Slaver trong AS-I
   4.4.2 Chuyển đổi dữ liệu
4.5 Hệ thống AS-I
   4.5.1 Thiết lập hệ thống AS-I
   4.5.2 Hệ thống truyền dữ liệu AS-I
   4.5.3 Cấu trúc bức điện 110
4.6 AS-I MASTER MODULE CP 243-2
   4.6.1 Giới thiệu module CP 243-2
   4.6.2 Đặc tính kỹ thuật của Module CP 243-2
CHƯƠNG V: PHẦN MỀM WINCC
5.1 Giới thiệu chung về WinCC
   5.1.1 Khái niệm
   5.1.2 Đặc điểm
   5.1.3 Ưu điểm của Version WinCC 6.0
5.2 Các độ Poject trong WINCC
   5.2.1 Single-user Project
   5.2.2 Multi-user Project
   5.2.3 Client Project
5.3 Sử dụng WINCC
   5.3.1 Thiết lập Driver kết nối giữa WinCC và PLC
   5.3.2 Định nghĩa các Tag
   5.3.3 Tạo giao diện người dùng
   5.3.4 Tạo ảnh động và hiệu ứng cho đối tượng
   5.3.5 Biểu diễn giá trị của quá trình Logging Editor
   5.3.6 Thiết lập cảnh báo và thông báo lỗi
   5.3.7 Tạo Function và Action
   5.3.8 Thiết lập Report
   5.3.9 Chạy chương trình WinCC
5.4 Điều khiển và giám sát qua mạng PROFIBUS
   5.4.1 Yêu cầu
   5.4.2 Kết nối phần cứng
   5.4.3 Khai báo phần cứng trên SIMATIC MANAGER
   5.4.4 Thiết lập giao diện trên WinCC và thiết lập giao tiếp với S7-300

Friday, November 18, 2016

Điều khiển lập trình (PLC) 1 - ThS. Nguyễn Tấn Đời

Tác giả ThS. Nguyễn Tấn Đời
Số trang 104
Tải về Mega

Nội dung
Chương 1. Mở đầu
   1.1 Giới thiệu
   1.2 Logic bậc thang
   1.3 Lập trình
   1.4 Kết nối PLC
   1.5 Ngõ vào logic bậc thang
   1.6 Ngõ ra logic bậc thang
Chương 2. Cấu trúc và hoạt động của PLC
    2.1 Cấu trúc phần cứng PLC
    2.2 Hoạt động của PLC
Chương 3. Cảm biến
    3.1 Giới thiệu
    3.2 Cảm biến dây nối
    3.3 Cảm biến tiệm cận
Chương 4. Thiết bị chấp hành
    4.1 Giới thiệu
    4.2 Solenoid
    4.3 Valve
    4.4 Xy lanh
    4.5 Thủy lực
    4.6 Khí nén
    4.7 Động cơ
Chương 5. Thiết kế chương trình theo lưu đồ
    5.1 Giới thiệu
    5.2 Phương pháp block logic
    5.3 Phương pháp sequence bit
Chương 6. PLC S7-200
    6.1 Cấu trúc phần cứng
    6.2 Nguyên lý hoạt động
    6.3 Cấu trúc bộ nhớ
    6.4 Phương pháp lập trình
Chương 7. Tập lệnh S7-200
    7.1 Nhóm lệnh về tiếp điểm
    7.2 Nhóm lệnh về timer và counter
    7.3 Nhóm lệnh so sánh
    7.4 Nhóm lệnh về cổng logic
    7.5 Nhóm lệnh về các phép toán logic
    7.6 Nhóm lệnh di chuyển và biến đổi dữ liệu
    7.7 Lệnh về đồng hồ thời gian thực
Bài tập
Phụ lục 1. Phần mềm lập trình Step 7 Micro WIN 3.2/4.0
Phụ lục 2. Phần mềm mô phỏng S7-200 Simulator 2.0

Giáo trình kỹ thuật truyền hình

Tác giả Đỗ Hoàng Tiến
Dương Thanh Phương
Số trang 209
Tải về Mega

Nội dung
PHẦN I. CƠ SỞ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH
Chương 1. Ánh sáng và màu sắc
   1.1. Ánh sáng và các tính chất của ánh sáng
   1.2. Các đại lượng đặc trưng của ánh sáng
   1.3. Màu sắc
   1.4. Lý thuyết màu
   1.5. Các phương pháp biểu diễn màu
Chương 2. Nguyên lý truyền hình
   2.1 Mở đầu
   2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp ảnh
   2.3 Dụng cụ biến đổi quang điện
   2.4 Sự cảm thụ của mắt và các tham số của ảnh truyền hình
   2.5 Đặc điểm của tín hiệu hình
   2.6 Các dạng méo ảnh truyền hình đen trắng
   2.7 Sửa dạng tín hiệu hình
   2.8 Mạch quét trong truyền hình
   2.9 Tín hiệu đồng bộ
   2.10 Tín hiệu âm thanh
   2.11 Phát sóng tín hiệu truyền hình
   2.12 Đặc điểm máy thu hình đen - trắng
PHẦN II. KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH MÀU
Chương 3. Nguyên lý truyền hình màu
   3.1 Sơ đồ khối hệ thống truyền hình màu
   3.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp ảnh màu
   3.3 Tín hiệu chói và tín hiệu hiệu màu
   3.4 Truyền tín hiệu truyền hình màu
   3.5 Đo kiểm tra tín hiệu truyền hình màu
   3.6 Đặc điểm máy thu hình màu
Chương 4. Các hệ truyền hình màu
   4.1 Hệ truyền hình màu NTSC
   4.2 Hệ truyền hình màu PAL
   4.3 Hệ truyền hình màu SECAM
Chương 5. Số hóa tín hiệu truyền hình
   5.1 Khái niệm truyền hình số
   5.2 Biến đổi tín hiệu tương tự-số (A/D)
   5.3 Biến đổi tín hiệu số - tương tự (D/A)
   5.4 Tín hiệu video số tổng hợp tiêu chuẩn 4fsc NTSC
   5.5 Tín hiệu video số tổng hợp tiêu chuẩn 4fsc PAL
   5.6 Tín hiệu video số thành phần
   5.7 CC1601 - Tiêu chuẩn truyền hình số cơ bản
   5.8 Tín hiệu audio số
Chương 6. Kỹ thuật nén video số
   6.1 Khái niệm về kỹ thuật nén video số
   6.2 Lý thuyết thông tin - Entropy
   6.3 Các phương pháp nén video số
   6.4 Biến đổi cosin rời rạc
   6.5 Một số mã dùng trong kỹ thuật nén
   6.6 Kỹ thuật nén trong ảnh
   6.7 Kỹ thuật nén video theo thời gian
   6.8 Giới thiệu một số tiêu chuẩn nén
   6.9 Tiêu chuẩn nén MPEG-2
   6.10. Kỹ thuật nén Audio
Chương 7. Truyền dẫn tín hiệu truyền hình số
   7.1 Hệ thống ghép kênh và truyền tải
   7.2 Kỹ thuật điều chế số cơ sở
   7.3 Truyền hình cáp
   7.4 Truyền hình số mặt đất
   7.5 Truyền hình vệ tinh
Các thuật ngữ viết tắt
Tài liệu tham khảo

Truyền hình số có nén và Multimedia

Tác giả Nguyễn Kim Sách
Số trang 342
Tải về Mega

Chúng ta đang sống tại thời điểm bắt đầu xảy ra quá trình chuyển dịch từ kỹ thuật truyền hình tương tự (analog) sang kỹ thuật truyền hình số (digital) ở nhiều quốc gia. Quá trình chuyển dịch hoàn toàn sang truyền hình số sẽ kéo dài từ 10 đến 15 năm, tùy theo điều kiện chín muồi (kinh tế, kỹ thuật, chính trị) của mỗi quốc gia. Trong quá trình dịch chuyển, từng bước sẽ xây dựng các dây truyền, trung tâm truyền hình số, thiết bị truyền dẫn phát sóng truyền hình số. Sự chuyển dịch này song song với sự tồn tại của truyền hình tương tự, nghĩa là máy thu hình hiện nay (kỹ thuật tương tự) vẫn được sử dụng cho đến khi nào hết tuổi thọ.

Truyền hình số có nhiều ưu điểm (hình ảnh sạch, rõ nét, âm thanh ngang với CD, tính chống nhiễu cao, in sao nhiều lần vẫn đảm bảo hình ảnh chất lượng tốt, thuận lợi hơn cho khâu hậu kỳ, làm kỹ xảo đẹp hơn,...). Tuy nhiên truyền hình số kết hợp với kỹ thuật nén số sẽ cho nhiều ưu điểm nổi bật hơn (tiết kiệm bộ nhớ, tiết kiệm kênh truyền). Một kênh truyền hình có thể truyền trên 6 chương trình và mỗi chương trình kèm theo 2 đến 4 đường tiếng (audio). Truyền hình số có nén (tiêu chuẩn MPEG) cho phép truyền một chương trình truyền hình có độ phân giải cao HDTV trên một kênh thông thường (có độ rộng kênh 6 - 8 MHz) mà kỹ thuật tương tự không thực hiện được. Truyền hình số cũng có nhiều cấp chất lượng khác nhau, từ chuyên dụng đến dân dụng (tiêu chuẩn lấy mẫu số 4:4:4; 4:2:2; 4:2:0; 4:1:1; 2:1:1):
      HDTV - Chất lượng cao;
      EDTV - Chất lượng mở rộng;
      SDTV - Chất lượng tiêu chuẩn;
      LDTV - Chất lượng thấp.


Truyền hình số có nén có thể phát sóng trên mạng một tần số (SFN) với nhiều chương trình cho cả nước.

Truyền hình số có nén (MPEG-2) sử dụng một khoảng chất lượng rộng (từ SDTV đến HDTV) với tốc độ bit từ 5 - 24 Mb/s, được truyền dẫn và phát sóng qua cáp, vệ tinh và trên mặt đất. Có rất nhiều tiêu chuẩn nén dùng cho truyền hình số và multimedia: MPEG-1, MPEG-2, MPEG-3, MPEG-4, MPEG-7,... Hiện nay có ba tiêu chuẩn truyền hình số có nén (truyền dẫn và phát sóng) là DVB (châu Âu), ATSC (Mỹ), ISDB-T (Nhật), trong đó DVB tỏ ra có nhiều ưu điểm (trên 54% số nước trên thế giới lựa chọn sử dụng).

Ngày nay, ba lĩnh vực: Truyền hình, viễn thông và máy tính đang dẫn đầu tiệm cận với nhau, mở ra nhiều dịch vụ mới (multimedia) trên cơ sở kết hợp 3 lĩnh vực trên.

Tài liệu bao gồm các nội dung trên với 6 chương:
   Chương 1. Cơ sở truyền hình tương tự
   Chương 2. Video và Audio số
   Chương 3. Phân phối tín hiệu bit nối tiếp và ghép kênh dữ liệu
   Chương 4. Nén tín hiệu Video và Audio
   Chương 5. Truyền hình Multimedia 
   Chương 6. Truyền hình HDTV số

và phần phụ lục:
   P1. Cơ sở về Audio tương tự
   P2. Truyền hình và máy tính

Nó có thể giúp bạn đọc tìm hiểu và nghiên cứu về truyền hình số có nén và một số vấn đề có liên quan, giúp ích cho việc nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số có nén cho Việt Nam. Tài liệu thích hợp cho kỹ thuật viên, sinh viên ngành điện tử, kỹ sư, cán bộ làm việc, nghiên cứu, học tập và tìm hiểu về truyền hình số có nén và Multimedia.

Tuy đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn cuốn sách vẫn còn thiếu sót. Chúng tôi mong bạn đọc đóng góp ý kiến. Thư góp ý xin gửi về Nhà xuất bản KHKT, 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.