Tuesday, December 20, 2016

Thiết kế máy điện

Tác giả PTS.Nguyễn Hồng Thanh
PGS.Trần Khánh Hà
Số trang 682
Tải về Mega

Nội dung
Quyển sách "Thiết kế máy điện" này được viết trên cơ sở các giáo trình "Thiết kế máy điện và thiết kế nhờ máy tính" kết hợp với thực tiễn tính toán thiết kế trong nhiều năm của bộ môn Thiết bị điện Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Dựa trên lý thuyết cơ bản của máy điện, tác giả đã phân tích những vấn đề thực tiễn trong thiết kế máy điện, đi sâu vào những phần trọng điểm, có liên hệ thực tế sản xuất để bạn đọc nắm được những quy luật cơ bản trong thiết kế máy điện, đồng thời có thể nâng cao năng lực tư duy, phân tích và tích lũy kiến thức. Vì vậy, ở phần cuối cuốn sách có nêu lên cách dùng máy tính để tính toán máy điện, đề ra các phương pháp tính toán tự động và tối ưu.

Sách được bố cục theo trình tự giảng dạy gồm mười bảy chương trong đó chín chương đầu nói về các vấn đề chung cho các loại máy điện như cách xác định kích thước chủ yếu, dây quấn, tính mạch từ, tham số, tổn hao, thông gió và phát nhiệt, tính toán cơ khí cho các kết cấu cơ bản. Bốn chương tiếp theo đi sâu vào tính toán thiết kế bốn loại máy điện cơ bản là máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy điện một chiều và máy biến áp, có kèm theo thí dụ tính toán. Bốn chương cuối nêu cách sử dụng máy tính để thiết kế máy điện, các mô hình tính toán và phương pháp lập trình tính toán tự động và tối ưu, đồng thời có xét đến sai số công nghệ của các đầu ra. Cuối cùng là phần phụ lục đầy đủ dùng cho tính toán. Bốn chương cuối do PTS Nguyễn Hồng Thanh biên soạn, phần còn lại do PGS Trần Khánh Hà biên soạn.

Trong quá trình biên soạn lần này, chúng tôi đã cố gắng sửa hết những sai sót của lần trước, cải tiến phần tính mạch từ của máy điện không đồng bộ và thêm ví dụ về động cơ điện không đồng bộ rô-to dây quấn, cũng như thêm chương trình tính toán máy biến áp để hoàn thiện việc thiết kế các loại máy điện tĩnh và quay. Về phần thiết kế bằng máy tính có thêm chương "Tác động của sai số cấu trúc công nghệ đến chất lượng của máy điện".

Các tác giả đã nhận được sự chân thành góp ý của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn tất cả.

Sách "Thiết kế máy điện" này được dùng để giảng dạy hay tham khảo trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có chuyên ngành về thiết bị điện, nó cũng có ích cho các kỹ sư, kỹ thuật viên ở các nhà máy và viện nghiên cứu khi cần tra cứu.

Vì trình độ, thời gian và tài liệu có hạn, nên sách không tránh khỏi có sơ suất, xin bạn đọc miễn thứ. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về bộ môn Thiết bị điện Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Sữa chữa và quấn lại động cơ điện

Tác giả KS. Bùi Văn Yên
Số trang 202
Tải về Mega

Nội dung
Động cơ điện được sử dụng phổ biến trong sản xuất và đời sống, làm nguồn động lực cho máy gia dụng và máy sản xuất.

Sửa chữa, quấn lại động cơ điện có nhiều loại, nhiều kiểu: Từ máy điện một chiều đến máy điện xoay chiều do nhiều nước chế tạo sao cho phù hợp với điều kiện sử dụng, khí hậu môi trường, thực tiễn nguyên vật liệu và trình độ tay nghề hiện nay để đạt độ tin cậy và độ bền cho máy. Chính vì điều này đã thôi thúc tác giả viết cuốn "Sửa chữa và quấn lại động cơ điện". Nội dung cuốn sách được trình bày trong 4 chương, bao gồm:

Chương 1: Những kiến thức cơ bản về dây quấn máy điện một chiều. Cách vẽ sơ đồ dây quấn và dây quấn sóng. Kinh nghiệm quấn máy điện bằng tay; quấn theo khuôn cho những động cơ điện một chiều; máy phát điện một chiều trên ô tô, trên máy kéo v.v...

Chương 2: Nguyên lý làm việc, cách kiểm tra sửa chữa những động cơ điện một pha thông dụng gồm: Các loại động cơ điện vạn năng, động cơ một pha dùng tụ điện. Thực hành quấn dây cho động cơ máy nén khí, máy cưa, máy cắt, máy bơm nước Liên Xô (cũ); máy khoan điện cầm tay, máy doa, máy bào tay của Trung Quốc, máy may Ba Lan, máy xay sinh tố, máy hút bụi do Nhật Bản chế tạo.

Chương 3: Hướng dẫn thực hành quấn lại các loại động cơ điện không đồng bộ 3 pha, điện xoay chiều hạ thế, công suất dưới 100 kW... Kể cả những động cơ có rô-to dây quấn, động cơ nhiều tốc độ với những đề mục như: Các sơ đồ quấn dây động cơ điện 3 pha có z = 18 đến z = 54 rãnh. Tính toán đơn giản để vẽ sơ đồ.
Thay đổi điện áp - Thay thế cỡ dây - Tính và quấn lại động cơ sang tốc độ khác v.v... Thay thế dây quấn nhôm (Al) bằng dây quấn đồng (Cu) để quấn lại máy điện - Dùng "điện đèn" nối thêm tụ điện để chạy động cơ 3 pha - Quấn lại động cơ 3 pha thành động cơ điện một pha và động cơ điện 1 pha ra 3 pha - Kinh nghiệm tính và vẽ để quấn lại động cơ đã mất hết số liệu.

Chương 4: Giới thiệu những vật liệu kỹ thuật điện cần thiết cho việc sửa chữa quấn lại máy điện như:
   - Các dụng cụ tự chế, "rônha" để kiểm tra trong khi sửa chữa. Cách dự toán dây diện từ để quấn lại máy điện. Một số loại sơn cách điện hiện có ở nước ta và cách tẩm sấy dây quấn thông dụng, đảm bảo chất lượng.
   - Cách chọn chổi than; chọn vòng bi thay thế cho máy điện. Sử dụng và thay thế dầu bôi trơn, mỡ... của các hãng Shell, Esso, Castrol, BP, Caltex,... so sánh với dầu mỡ của Liên Xô (cũ) sao cho đảm bảo độ bền của máy điện.
 
Tác giả còn giới thiệu mười bốn bảng phụ lục về những số liệu dây quấn của các máy điện thông dụng: Máy điện 1 chiều, động cơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha của Việt Nam, Liên Xô (cũ), Trung Quốc để giúp cho thợ điện tra cứu khi quấn lại động cơ được nhanh chóng, chính xác.
 
Sách rất cần cho thợ điện muốn hiểu biết để thực hành sửa chữa quấn lại các loại máy điện, là tài liệu cho các kỹ thuật viên, kỹ sư về sửa chữa điện tham khảo, đồng thời cũng có thể dùng làm tài liệu giảng dạy, học thực hành ở các trường Dạy nghề và các Trung tâm Dạy nghề điện.
 
Sách viết ngắn gọn, dùng những ngôn từ dễ hiểu, quen thuộc của người thowjj và nguồn tư liệu thực tế rút ra từ việc sửa chữa máy điện của nhiều nước đã được tích lũy nhiều năm và áp dụng ở nhiều nơi.
 
Tác giả đã cố gắng trong khi biên soạn, song chắc chắn còn có những thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để cuốn sách hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.

Mọi góp ý xin gửi về: Công ty CP sách Đại học - Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên - Hà Nội.

Saturday, December 17, 2016

Máy điện: Tập 2 - Vũ Gia Hanh


Tác giả Vũ Gia Hanh
Trần Khánh Hà
Phan Tử Thụ
Nguyễn Văn Sáu
Số trang 251
Tải về Mega

Nội dung
PHẦN THỨ 4: MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ
Chương 22. Đại cương về máy điện đồng bộ
   22.1 Phân loại và kết cấu của máy điện đồng bộ
   22.2 Hệ kích từ máy đồng bộ
   22.3 Các trị số định mức của máy điện đồng bộ
Chương 23. Từ trường trong máy điện đồng bộ
   23.1 Đại cương
   23.2 Từ trường của dây quấn kích thích (của cực từ)
   23.3 Từ trường của phần ứng
   23.4 Quy đổi các sức từ động trong máy điện đồng bộ
Chương 24. Quan hệ điện từ trong máy điện đồng bộ
   24.1 Đại cương
   24.2 Phương trình điện áp và đồ thị vector của máy điện đồng bộ
   24.3 Cân bằng năng lượng trong máy điện đồng bộ
   24.4 Các đặc tính góc của máy điện đồng bộ
Chương 25. Máy phát điện đồng bộ làm việc ở tải đối xứng
   25.1 Đại cương
   25.2 Các đặc tính của máy phát điện đồng bộ
   25.3 Cách xác định các tham số của máy phát điện đồng bộ
   25.4 Tổn hao và hiệu suất của máy điện đồng bộ
Chương 26. Máy phát điện đồng bộ làm việc ở tải không đối xứng
   26.1 Đại cương
   26.2 Các tham số của máy phát điện đồng bộ khi làm việc ở tải không đối xứng
   26.3 Ảnh hưởng của tải không đối xứng với máy phát điện đồng bộ
   26.4 Ngắn mạch không đối xứng
Chương 27. Máy phát điện đồng bộ làm việc song song
   27.1 Đại cương
   27.2 Ghép một máy phát điện đồng bộ làm việc song song
   27.3 Điều chỉnh công suất tác dụng và công suất phản kháng của máy phát đồng bộ
Chương 28. Động cơ và máy bù đồng bộ
   28.1 Động cơ điện đồng bộ
   28.2 Máy bù đồng bộ
Chương 29. Quá trình quá độ trong máy điện đồng bộ
   29.1 Đại cương
   29.2 Ngắn mạch đột nhiên ba pha của máy phát
Chương 30. Dao động của máy điện đồng bộ
   30.1 Khái niệm chung
   30.2 Mô-men và phương trình chuyển động của rô-to lúc dao động
   30.3 Dao động của máy điện đồng bộ khi làm việc song song với lưới điện
   30.4 Dao động cưỡng bức của máy phát điện đồng bộ khi làm việc đơn độc
Chương 31. Máy điện đồng bộ đặc biệt
   31.1 Máy phát điện đồng bộ một pha
   31.2 Máy biến đổi một phần ứng
   31.3 Động cơ điện phản kháng
   31.4 Động cơ kiểu nam châm vĩnh cửu
   31.5 Động cơ điện đồng bộ kiểu từ trễ
   31.6 Máy điện đồng bộ cảm ứng (máy phát cảm ứng tần số cao)
   31.7 Động cơ bước
  
PHẦN THỨ 5: MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ
Chương 32. Đại cương về máy điện một chiều
   32.1 Cấu tạo của máy điện một chiều
   32.2 Các trị số định mức
Chương 33. Từ trường trong máy điện một chiều
   33.1 Đại cương
   33.2 Từ trường lúc có tải
   33.3 Từ trường cực từ phụ
   33.4 Từ trường của dây quấn bù
   33.5 Thí dụng
Chương 34. Quan hệ điện từ trong máy điện một chiều
   34.1 Sức điện động cảm ứng trong dây quấn máy điện một chiều
   34.2 Mô-men điện từ và công suất
   34.3 Quá trình năng lượng và các phương trình cân băng
   34.4 Tính chất thuận nghịch trong máy điện một chiều
   34.5 Thí dụ
Chương 35. Đổi chiều
   35.1 Đại cương
   35.2 Quá trình đổi chiều
   35.3 Nguyên nhân sinh ra tia lửa và phương pháp cải thiện đổi chiều
   35.4 Thí dụng
Chương 36. Máy phát điện một chiều
   36.1 Đại cương
   36.2 Các tính chất của máy phát điện một chiều
   36.3 Máy phát điện một chiều làm việc song song
   36.4 Thí dụ
Chương 37. Động cơ điện một chiều
   37.1 Đại cương
   37.2 Mở máy động cơ điện một chiều
   37.3 Đặc tính của động cơ điện một chiều
   37.4 Thí dụ
Chương 38. Máy điện một chiều đặc biệt
   38.1 Máy điện một chiều từ trường ngang
   38.2 Máy phát hàn điện
   38.3 Máy phát điện một chiều một cực
   38.4 Máy điện một chiều công suất bé

PHẦN THỨ 6: MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ VÀNH GÓP
Chương 39. Động cơ điện ba pha có vành góp
   39.1 Đại cương
   39.2 Đưa thêm sức điện động phụ vào mạch thứ cấp của máy điện không đồng bộ
   39.3 Tạo sức điện động có tần số trượt nhờ vành góp
   39.4 Động cơ điện ba pha kích thích song song
   39.5 Động cơ điện ba pha kích thích nối tiếp
   39.6 Động cơ điện bù pha và máy bù pha
Chương 40. Động cơ điện một pha có vành góp
   40.1 Sức điện động biến áp và sức điện động quay sinh ra trong phần ứng của máy điện một pha có vành do từ trường đập mạch
   40.2 Động cơ nối tiếp một pha
   40.3 Động cơ điện đẩy

PHẦN THỨ 7: LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN TỔNG QUÁT
Chương 41. Lý thuyết máy điện tổng quát
   41.1 Đại cương
   41.2 Hệ phương trình tổng quát của máy điện quay
   41.3 Các dạng bài toán về máy điện

Kỹ thuật quấn dây Máy biến áp, Động cơ vạn năng, Động cơ 1 pha - 3 pha

Tác giả Trần Duy Phụng
Số trang 208
Tải về Mega

Nội dung
Máy biến áp và các loại động cơ điện đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt. Việc sử dụng, bảo quản và sửa chữa là vấn đề cần thiết và thường xuyên.

Trong cuốn sách trước chúng tôi đã trình bày cách lắp đặt, sử dụng, bảo quản và sửa chữa những hư hỏng thông thường, ở cuốn sách này chúng tôi đi sâu vào nội dung sửa chữa bộ dây quấn.

Ở mỗi loại máy điện, chúng tôi trình bày về sơ đồ dây quấn, cách tính toán số liệu dây quấn và kỹ thuật quấn dây. Bên cạnh đó chúng tôi cũng nêu lên các số liệu định mức thông dụng để bạn đọc tham khảo, thiết nghĩ điều này sẽ bổ ích cho công tác sửa chữa.

Về phần tính toán số liệu dây quấn chúng tôi không trình bày cách tính toán chi tiết như thiết kế mới mà phần nào đơn giản hóa để có thể dễ dàng sử dụng nhưng vẫn hữu hiệu trong tính toán sửa chữa.

Chắc rằng cuốn sách sẽ còn một số hạn chế và sai sót. Chúng tôi rất mong được sự góp ý và chân thành biết ơn các bạn đọc.

Khí cụ điện: Kết cấu, sử dụng & sửa chữa

Tác giả Nguyễn Xuân Phú
Tô Đằng
Số trang 348
Tải về Mega

Nội dung
Trong những năm gần đây, việc lắp đặt, sử dụng và sửa chữa các khí cụ điện trong công, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, ngày càng phát triển nhanh chóng.

Số lượng khí cụ điện được sử dụng trong các ngành tăng lên không ngừng. Mặt khác, các khí cụ điện ngày càng được cải tiến và càng hoàn thiện về phương diện kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng là thật an toàn, đảm bảo thao tác đúng và tin cậy, đồng thời tuổi thọ cao.

Đi đôi với số người sử dụng thao tác khí cụ điện ngày càng đông thì số người tham gia vào công tác lắp đặt và sửa chữa cũng tăng lên nhanh chóng. Do vậy, việc tìm hiểu về kết cấu, nguyên lý làm việc và tính năng kỹ thuật của các khí cụ điện để lắp đặt, sử dụng và sửa chữa, khôi phục là điều rất quan trọng và bổ ích.

Nhằm đáp ứng được yêu cầu trên, cuốn sách này đã được biên soạn và được Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật giới thiệu với bạn đọc vào năm 1978. Nay, do yêu cầu của độc giả, trước những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chúng tôi biên soạn lại và bổ sung những khí cụ và thiết bị điện mới, có những khí cụ điện được chào hàng từ năm 1988 đến đầu năm 1994 của các nước Tây Âu.

Cuốn sách giới thiệu ngắn gọn nguyên lý làm việc, kết cấu, số liệu kỹ thuật của một số khí cụ điện đã được nhập vào nước ta và đang thịnh hành tại các nước Tây Âu. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu một số thiết bị tự động bảo vệ động cơ và mạch điện tránh sự cố do quá tải, ngắn mạch hay những trường hợp không bình thường khác. Cuốn sách còn trình bày cách tính toán lựa chọn các khí cụ điện và thiết bị cao - hạ áp, cách bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra lắp đặt và tính toán sửa chữa các khí cụ điện thông dụng.

Chương 1 của cuốn sách trình bày về lý thuyết cơ sở khí cụ điện để giúp người đọc hiểu sâu thêm các chương sau và có thể dùng nó làm cơ sở phân tích sự khác nhau của khí cụ điện khi sửa chữa.

Cuốn sách thích hợp cho tuyệt đại đa số công nhân đang công tác trong lĩnh vực điện công nghiệp và tại các cơ sở điện, chi nhánh điện. Cuốn sách còn được dùng làm tài liệu thiết kế lắp đặt và tính toán sửa chữa cho các chuyên viên, kỹ sư.

Giáo trình điều khiển máy điện

Tác giả Đại học Công nghiệp Tp HCM
Số trang 142
Tải về Mega

Nội dung
Chương 1: Đặc điểm của truyền động điện trong máy cắt kim loại
   1.1 Truyền động bằng động cơ điện không đồng bộ 3 pha
   1.2 Truyền động bằng động cơ một chiều
Chương 2: Hệ thống điều chỉnh vận tốc của truyền động điện
   2.1 Hệ thống máy phát & động cơ thông thường
   2.2 Hệ thống máy phát & động cơ có máy điện khuếch đại
   2.3 Hệ thống khuếch đại từ & động cơ
   2.4 Hệ thống chỉnh lưu & động cơ
   2.5 Hệ thống trục điện
Chương 3: Xác định công suất truyền động điện
   3.1 Khái niệm chung
   3.2 Chế độ làm việc của động cơ
   3.3 Xác định công suất động cơ điện
Chương 4: Khí cụ điện
   4.1 Khí cụ điều khiển bằng tay
   4.2 Khí cụ điều khiển xa
   4.3 Khí cụ bảo vệ
   4.4 Khí cụ tác động điện - cơ
Chương 5: Các mạch cơ bản của hệ thống điều khiển truyền động điện
   5.1 Khái niệm về sơ đồ điện
   5.2 Mạch điều khiển động cơ điện
   5.3 Mạch bảo vệ
   5.4 Mạch khống chế hành trình
   5.5 Mạch hạn chế phụ tải
Chương 6: Bộ điều khiển lập trình (PLC)
   6.1 Đặc điểm của bộ điều khiển lập trình
   6.2 Cấu trúc và nguyên lý làm việc
   6.3 Lập trình trên PLC
   6.4 Thí dụ về lập trình trên PLC
  

Sunday, December 11, 2016

Kỹ thuật số - Nguyễn Thúy Vân


Tác giả Nguyễn Thúy Vân
Số trang 358
Tải về Mega

Trong những năm gần đây công nghệ vi mạch điện tử phát triển rất mạnh mẽ. Sự ra đời của các vi mạch cỡ lớn, cực lớn với giá thành giảm nhanh, khả năng lập trình ngày càng cao đã mang lại những thay đổi sâu sắc trong ngành kỹ thuật điện tử. Mạch số, ở những mức độ khác nhau đã và đang thâm nhập vào tất cả các thiết bị điện tử thông dụng và chuyên dụng. Tình hình đó đòi hỏi Kỹ thuật số - một giáo trình cơ sở cho các ngành kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật máy tính, Tin học, Điều khiển tự động, Thông tin. Đo lường điện tử,... phải có những cải tiến phù hợp.

Cuốn kỹ thuật số này nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận kỹ thuật hiện đại và chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà Nước KC-01: "Đổi mới đào tạo ngành Điện tử - Tin học - Viễn thông".

Cuốn sách gồm 3 phần:
   - Phần 1: Đại số Boole và vi mạch số, trình bày cơ sở toán học và kỹ thuật của mạch số.
   - Phần 2: Mạch tổ hợp, giới thiệu những vấn đề lý thuyết cơ bản của mạch tổ hợp, những mạch tổ hợp thường gặp và ứng dụng.
   - Phần 3: Mạch dãy, trình bày các phương pháp phân tích, thiết kế mạch dãy, các mạch dãy thường gặp và ứng dụng.
 
Ngoài những kiến thức cơ bản nhất về mạch số, cách tra cứu và sử dụng các vi mạch số để có thể giải quyết được các bài toán phân tích và thiết kế mạch số với các loại vi mạch cỡ khác nhau, chúng tôi đưa ra nhiều ví dụ cụ thể và bài tập ở mỗi chương. Phần giải đáp các bài tập này được đặt ở cuối sách.

Các chương liên quan đến vi mạch đều có giới thiệu một số vi mạch (thông dụng nhất là họ TTL).

Cuốn sách là giáo trình đồng thời còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên năm cuối và nghiên cứu sinh của các ngành Kỹ thuật điện tử, Máy tính, Tin học,... và các ngành liên quan.

Để bổ sung và hoàn chỉnh những kiến thức đã trình bày ở đây bạn đọc có thể tham khảo cuốn "Thiết kế loogic mạch số" Nhà xuất bản KH và KT - 1996 của cùng tác giả.

Tập 2 tiếp theo sẽ đề cập đến các vấn đề lý thuyết và kỹ thuật cụ thể như: Hazards, chuẩn đoán sai lầm, mô phỏng logic, tự động phân tích và thiết kế mạch số, thiết kế dùng các module có sẵn, thiết kế bộ logic và số học (ALU), bộ điều khiển, micro - processor, phối ghép các mạch logic công nghệ khác nhau, phối ghép mạch logic với mạch công suất.

Trong lần in lại này, tác giả đã có sửa chữa, bổ sung song chắc rằng không thể tránh khỏi còn sai sót. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong lần xuất bản sau.

Thư góp ý xin gửi về Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh hoặc nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật 70 Trần Hưng Đạo - Hà Nội.

Kỹ thuật điện tử số - Nguyễn Kim Giao

Tác giả Nguyễn Kim Giao
Số trang 328
Tải về Mega

Môn học kỹ thuật số (còn được gọi là kỹ thuật điện tử số) được chọn làm môn cơ sở trong chương trình đào ạo của khoa Điện tử Viễn thông - trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thời lượng môn học này chiếm 4 đơn vị học trình lý thuyết, hai đơn vị học trình thực tập (mỗi đơn vị học trình lý thuyết là 15 tiết học, mỗi đơn vị học trình thực tập là 30 tiết sinh viên thực tập ở phòng thí nghiệm).

Phần lý thuyết giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về kỹ thuận điện tử số, hiểu rõ nguyên lý hoạt động, chức năng của các vi mạch logic, biết được các phương pháp thiết kế logic để tạo được các mô-đun tổ hợp lớn. Môn học kỹ thuật điện tử số có thể được xem là môn học bổ trợ cho môn Cấu trúc máy tính, đo lường điều khiển ghép nối vi tính. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở để sinh viên có thể dễ dàng hiểu sâu hơn các khối chức năng trong cấu trúc phần cứng của máy tính.

Đối với sinh viên thuộc chuyên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông cần phải hiểu rõ yêu cầu của môn học này là: hiểu rõ chức năng của các mạch logic, biết phương pháp thiết kế logic và sử dụng được các vi mạch logic có mức độ tổ hợp nhỏ và vừa (SSI, MSI) để thiết kế được các khối chức năng dùng trong kỹ thuật điện tử, đo lường số, xử lý số và điều khiển số.

Phần bài tập thực hành có trong cuối các chương mục, để sinh viên tự ôn luyện trau dồi kiến thức cơ sở làm quen sử dụng vi mạch để thiết kế các mô-đun chức năng dùng trong kỹ thuật số. Đây cũng là những bài tập bắt buộc nếu sinh viên trong quá trình học không làm được các bài tập này thì không thể nào qua được kỳ kiểm tra tiên quyết để đạt được điều kiện thi.

Phần thực tập ở phòng thí nghiệm, giúp sinh viên hiểu rõ chức năng của các vi mạch logic, làm quen với phương pháp đoán nhận kiểm tra chức năng logic của vi mạch có mức độ tổ hợp vừa (MSI) ghép nối thành các mô-đun chuyên dụng trong kỹ thuật điện tử số.

Là sinh viên khoa điện tử viễn thông sinh viên cần phải biết vận dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin, phải biết sử dụng các chương trình phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tương tự và kỹ thuật điện tử số, biết thiết kế sơ đồ nguyên lý, thiết kế mạch in, nghiên cứu thiết kế mô phỏng các mạch điện tử số trên máy vi tính. Trong thời gian thực tập kỹ thuật số ở phòng thí nghiệm, thực tập làm đồ án học kỳ, đồ án tốt nghiệp, sinh viên cần tranh thủ học các chương trình phần mềm Protel, CircuitMaket để thiết kế mạch điện tử, thiết kế mô phỏng các vi mạch điện tử số. Trong chương cuối của giáo trình có giới thiệu chương trình phần mềm CircuitMaket để thiết kế vẽ các sơ đồ nguyên lý các mạch điện tử, thiết kế các thí nghiệm mô phỏng các mạch điện tử số.

Để phát huy thế mạnh và đặc thù của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, chú trọng nghiên cứu phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, khuyến khích sinh viên học tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, khuyến khích sinh viên học tin học và ứng dụng tin học trong lĩnh vực điện tử viễn thông, sinh viên đã coi vi tính là công cụ học tập, công cụ hành nghề của mình khi ra trường, các bài tập và thí nghiệm thực hành nêu trong giáo trình này đã được thiết kế mô phỏng để có thể tiến hành các thí nghiệm thực hành ngay trên máy vi tính. Sinh viên có thể tìm hiểu chức năng của các vi mạch số, hoạt động của chúng thông qua các thí nghiệm mô phỏng này.

Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành, giúp ích cho sinh viên trong quá trình học tập lý thuyết cũng như thực hành kỹ thuật điện tử số và vi mạch số. Mặc dù đã cố gắng biên soạn song chắc chắn là giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến nhận xét, phê bình của bạn đọc và các bạn đồng nghiệp để giáo trình được sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sua.

Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn đọc.

Friday, December 9, 2016

Giáo trình Kỹ thuật số - TS. Nguyễn Viết Nguyên

Tác giả TS.NGuyễn Viết Nguyên
Số trang 254
Tải về Mega

Lời giới thiệu
Từ nhiều năm, giáo trình đào tạo nhân lực trình độ Trung cấp chuyên nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng và chưa phù hợp với nhịp độ phát triển của đất nước.

Mặc dù luật Giáo dục đã quy định, Hiệu trưởng các trường quyết định giáo trình dạy của trường mình. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn, trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên không đồng đều, vì vậy cùng một môn học nhưng nội dung và dung lượng kiến thức giảng dạy ở mỗi trường một khác.

Để giúp cho các trường từng bước có giáo trình phục vụ việc giảng dạy và học tập tốt hơn đồng thời giúp học sinh sau khi tốt nghiệp dù được đào tạo ở đâu nhưng cũng có kiến thức chung như nhau, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn các giáo trình:

1. Giáo trình kỹ thuật số
2. Giáo trình kỹ thuật điện
3. Giáo trình Cơ kỹ thuật
4. Giáo trình Công nghệ hàn
5. Giáo trình Kỹ thuật nguội

Tác giả biên soạn những giáo trình này là các nhà giáo có trình độ chuyên môn tốt và giàu kinh nghiệm giảng dạy.

Để nâng cao chất lượng và tính sư phạm của giáo trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 2444/QĐ-BFDĐT ngày 18 tháng 5 năm 2006 về việc thành lập Hội đồng thẩm định cho các môn trên.

Thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thành viên trong Hội đồng thẩm định đã làm việc nghiêm túc và cùng với tác giả chỉnh sửa để nâng cao chất lượng, phù hợp với trình độ của cấp đào tạo.

Những nội dung kiến thức cơ bản trong giáo trình cần được dạy và học thống nhất trên toàn quốc khi trường có chuyên ngành đào tạo giảng dạy môn học này. Vì vậy các trường cần cung ứng đầy đủ giáo trình này cho giáo viên và học sinh.

Tùy theo nhu cầu cụ thể của từng trường, các trường có thể sử dụng 70% dung lượng của giáo trình và tự soạn thêm 30% dung lượng của môn học cho phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương.

Trong quá trình dạy và học, các trường phát hiện thấy sai sót hoặc có những nội dung cần điều chỉnh xin góp ý để các cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Vụ giáo dục chuyên nghiệp - Bộ giáo dục và Đào tạo – 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội hoặc Công ty Cổ phần sách Đại học - Dạy nghề – 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.

Mở đầu
Giáo trình Kỹ thuật số được biên soạn theo đề cương do vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục & Đào tạo xây dựng và thông qua. Nội dung được biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ logic chặc chẽ. Tuy vậy, giáo trình cũng chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với ngành học để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.

Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lí thuyết vào với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn cao.

Nội dung của giáo trình được biên soạn gồm 5 chương:

Chương 1. Cơ sở kỹ thuật số
Chương 2. Các cổng logic cơ bản và mạch điện cổng
Chương 3. Các mạch logic tổ hợp
Chương 4. Trigơ số và các phần tử logic dãy
Chương 5. Các bộ nhớ bán dẫn

Trong quá trình sử dụng, tùy theo yêu cầu cụ thể có thể điều chỉnh số tiết trong mỗi chương. Trong giáo trình, chúng tôi không đề ra nội dung thực tập của từng chương, vì trong thiết bị phục vụ cho thực tập của các trường không đồng nhất. Vì vậy, căn cứ vào trang thiết bị đã có của từng trường và khả năng tổ chức cho học sinh thực tập cụ thể. Thời lượng thực tập tối thiểu nói chung cũng không ít hơn thời lượng học lí thuyết của môn học.

Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là học sinh Trung cấp chuyên nghiệp, Công nhân lành nghề bậc 3/7 đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên Cao đẳng kỹ thuật cũng như Kỹ thuật viên đang làm việc ở các cơ sở kinh tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người sử dụng để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Giáo trình Kỹ thuật số - ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

Tác giả Nguyễn Đình Phú
Nguyễn Trường Duy
Số trang 435
Tải về Mega

Kỹ thuật số là môn học cung cấp các kiến thức cơ bản, nền tảng để sinh viên ngành kỹ thuật điện, điện tử có thể tiếp cận các môn học tiếp theo như vi xử lý, vi điều khiển, điều khiển bằng máy tính, thiết bị điều khiển lập trình PLC và nhiều môn học khác.

Nội dung giáo trình này trình bày các khái niệm cơ bản của kỹ thuật số, các hệ thống số, các cổng logic, các mạch tổ hợp, các mạch tuần tự, cấu trúc vi mạch số họ TTL và CMOS, các định lý đại số Bool, bìa Karnaugh và các phương pháp thiết kế cơ bản, cấu trúc các vi mạch nhớ, các bộ chuyển đổi ADC và DAC, các mạch dao động.

Cùng với tài liệu thực hành số sẽ giúp các bạn có thể thiết kế các mạch điều khiển số cơ bản. Giáo trình biên soạn chia thành 13 chương để giúp các bạn dễ tiếp cận và học theo chương trình đại học trong 15 tuần.

   Chương 1: Trình bày các khái niệm, các hệ thống mã.
   Chương 2: Trình bày các cổng logic, các định lý, thiết kế mạch.
   Chương 3: Trình bày mạch mã hóa và mạch giải mã.
   Chương 4: Trình bày mạch đa hợp, mạch giải đa hợp, mạch so sánh và ghép mạch.
   Chương 5: Trình bày mạch cộng trừ nhân chia số nhị phân, số hex, số BCD.
   Chương 6: Trình bày các loại flip flop để dùng cho các mạch tổ hợp.
   Chương 7: Trình bày các loại mạch đếm không đồng bộ, đồng bộ, mod N.
   Chương 8: Trình bày cách thiết kế mạch đếm đồng bộ theo yêu cầu.
   Chương 9: Trình bày thanh ghi dịch.
   Chương 10. Trình bày cấu trúc vi mạch họ TTL và CMOS.
   Chương 11. Trình bày các mạch dao động dùng cổng logic.
   Chương 12. Trình bày các nguyên lý chuyển đổi số sang tương tự.
   Chương 13: Trình bày nguyên lý chuyển đổi tương tự sang số.

Trong quá trình biên soạn không thể tránh được các sai sót nên rất mong các bạn đọc đóng góp xây dựng và xin hãy gởi về tác giả theo địa chỉ ph_nd@yahoo.com.

Tác giả xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến, xin cảm ơn người thân trong gia đình cho phép tác giả có nhiều thời gian thực hiện biên soạn giáo trình này.

Giáo trình kỹ thuật số - Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông


Tác giả HV Công nghệ Bưu chính - Viễn Thông.
Số trang 375
Tải về Mega

Ngày nay, khái niệm kỹ thuật số đã trở thành quen thuộc với nhiều người, bởi vì sự phát triển của ngành kỹ thuật này có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Có người đã nêu lên ý tưởng gọi nền kinh tế của thời đại chúng ta là “nền kinh tế kỹ thuật số”, “số hóa” gần như đã vượt khỏi ranh giới của một thuật ngữ kỹ thuật. Nhờ các ưu điểm của xử lý số như độ tin cậy trong truyền dẫn, tính đa thích nghi và kinh tế của phần cứng với nhiều phần mềm khác nhau, tính tiện lợi trong điều khiển và thai thác mạng mà số hóa đang là xu hướng phát triển tất yếu của nhiều lĩnh vực kỹ thuật và kinh tế khác nhau. Không chỉ trong lĩnh vực thông tin liên lạc và tin học, ngày nay, kỹ thuật số đã và đang thâm nhập mạnh mẽ vào Kỹ thuật điện tử, Điều khiển tự động, Phát thanh truyền hình, Y tế, Nông nghiệp... và ngay cả trong các dụng cụ sinh hoạt gia đình.

Ngay từ đầu thời kỳ đổi mới, nhờ sớm áp dụng kỹ thuật số, ngành bưu điện đã hiện đại hóa được mạng viễn thông quốc gia, đảm bảo được yêu cầu của người dùng cả về chất lượng và thể loại dịch vụ. Đồng thời kiến thức về kỹ thuật số là không thể thiếu được đối với một sinh viên, nhất là sinh viên của học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Giáo trình “Kỹ thuật số” được biên soạn theo chương trình đào tạo của Đại học Công nghệ Viễn thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết về kỹ thuật số cho sinh viên, đồng thời giáo trình cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ kxy thuật đang công tác trên mạng Viễn thông và sinh viên một số trường chuyên ngành khác.

Một mặt do hạn chế về thời gian và do là lần đầu biên soạn, giáo trình “Kỹ thuật số” không tránh khỏi các thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các ý kiến đóng góp của các giảng viên, sinh viên và bạn đọc để giáo trình được tiếp tục hoàn thiện hơn.

Vi xử lý trong đo lường và điều khiển

Tác giả NgôDiên Tập
Số trang 412
Tải về Mega

Việc phát triển ứng dụng các hệ vi xử lý đòi hỏi những hiểu biết về cả phần cứng cũng như về phần mềm , nhưng cũng chính vì vậy mà các hệ vi xử lý được sử dụng để giải quyết những bài toán rất khác nhau. Tính đa dạng của các ứng dụng phụ thuộc vào việc lựa chọn các hệ vi xử lý cụ thể cũng như vào kỹ thuật lập trình. Ngày nay các bộ vi xử lý có mặ trong rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại: từ đầu đĩa CD, máy thu hình, máy ghi hình, dàn âm thanh HiFi, bộ điều khiển lò sưởi cho đến các thiết bị điều khiển dùng trong công nghiệp. Lĩnh vực ứng dụng của các hệ vi xử lý cũng rất rộng lớn: từ nghiên cứu khoa học, truyền dữ liệu, đến công nghiệp, năng lượng, giao thông và y tế...

Cuốn sách này được biên soạn nhằm giúp cho bạn đọc có được những hiểu biết đầy đủ hơn về một số bộ vi xử lý (hay còn được gọi cụ thể hơn là các bộ vi điều khiển) đang được sử dụng rộng rãi như: 8048, 8031, 8051, 80535 cũng như cách lập trình cho các bộ vi xử lý đó.

Sau phần trình bày về các hiểu biết cơ bản là các hệ phát triển cụ thể để giúp cho bạn đọc có thể bắt tay ngay vào việc triển khai, thiết kế và lắp thử một số hệ vi xử lý. Cuốn sách có thể sử dụng cho các sinh viên ngành Điện tử, Tin học, Vật lý thực nghiệm, Tự động hóa và tất cả những ai quan tâm đến ứng dụng của các hệ vi xử lý.

Nội dung cuốn sách được trình bày theo cách không đòi hỏi nhiều hiểu biết về kỹ thuật lập trình nên các chương trình dùng làm ví dụ để chạy trên máy tính đều chỉ viết bằng ngôn ngữ BASIC hoặc PASCAL. Tùy theo kinh nghiệm và mức độ thông thạo mà bạn đọc có thể sử dụng các ngôn ngữ khác như: C, C++, VISUAL BASIC để có những chương trình chất lượng cao hơn.

Trong lần tái bản này, một chương trình viết về các vi điều khiển AT89Cxx của Atmel, trong đó một mục viết về AT89C2051, được bổ sung cùng với một mục trong phần phụ lục viết về tập lệnh dùng cho họ C51.

Mặc dù đã dành thời gian thích đáng cho công việc nhưng không tránh khỏi một số lỗi vẫn có thể còn sót lại trong cuốn sách. Rất mong bạn đọc gần xa chỉ dẫn cho. Thư từ góp ý xin gửi về Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 70 Phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Wednesday, December 7, 2016

Ứng dụng xử lý ảnh trong thực tế với thư viện OpenCV C/C++

Tác giả Nguyễn Văn Long
Số trang 103
Tải về Mega

Xử lý ảnh và thị giác máy tính là lĩnh vực mà ngày nay được phát triển và ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các hệ thống máy tính, các thuật toán và công trình nghiên cứu khác nhau của nhiều nhà khoa học trên thế giới.

Ở Việt Nam, các ứng dụng về xử lý ảnh đã bước đầu được triển khai trên một số lĩnh vực như lắp đặt hệ thống nhận dạng biển số xe ở các bãi đổ xe, hệ thống nhận dạng dấu vân tay chấm công ở các công sở,... môn học xử lý ảnh ở các trường đại học được xem là môn học bắt buộc ở một số ngành như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,... Tuy nhiên nhìn một cách khách quan thì số lượng các ứng dụng được triển khai trên thực tế là quá ít ỏi, lĩnh vực này sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai nếu như được quan tâm một cách nghiêm túc.

Xuất phát từ thực tế rằng môn học xử lý ảnh ở các trường đại học là một môn học mang năng tính học thuật, khô khan, các vấn đề được mô tả dưới dạng toán học, sinh viên nắm bắt môn học một cách chung chung mà không đi vào bản chất vấn đề, ứng dụng thực tiễn của môn học, thêm vào đó số lượng tài liệu về chuyên ngành này bằng tiếng Việt là không nhiều, bằng quá trình nghiên cứu nghiêm túc, kinh nghiệm thực tế, tác giả đã cố gắng cho ra đời cuốn sách Ứng dụng xử lý ảnh trong thực tế với thư viện OpenCV.

Cuốn sách đề cập tới một số phần của lĩnh vực xử lý ảnh và thị giác máy tính, thông qua sự diễn giải trực quan, không xa những công thức toán học trừu tượng, phức tạp nhưng vẫn làm nổi bật lên được vấn đề, giúp người đọc có được cái nhìn tổng quát, hiểu được khái niệm và hơn nữa biết được những vấn đề đó ứng dụng vào thực tế như thế nào. Các chủ đề trong cuốn sách này đều đi kèm với một chương trình mô phỏng được vietes bằng ngôn ngữ C++ với sự giúp đỡ của thư viện OpenCV, một thư viện mã nguồn mở được đánh giá là mạnh mẽ về tốc độ xử lý đáp ứng được các ứng dụng trong thời gian thực.

Cuốn sách được chia thành bốn phần, phần đầu giới thiệu về thư viện OpenCV, phần thứ hai nói về một số vấn đề chọn lọc thường gặp trong xử lý ảnh như không gian màu, các bộ lọc, cách phát hiện đường thẳng, tròn trong ảnh, … Phần thứ ba nói về một số thủ thuật để lập trình với thư viện MFC và phần cuối cùng nói về một số ứng dụng thực tế như bài toán nhận dạng biển số xe …

Cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo bổ ích trong quá trình học tập của các bạn sinh viên, quá trình làm luận văn, đồ án, … mà còn là công cụ tốt hỗ trợ cho việc triển khai các ứng dụng thương mại của các kĩ sư, doanh nghiệp và những người quan tâm tới lĩnh vực.

Cuối cùng dù đã dành nhiều tâm huyết để hoàn thành cuốn sách nhưng chắc chắn cuốn sách vẫn còn nhiều sai xót, tác giả mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Xin gửi lời chúc tốt đẹp và lồi cảm ơn sâu sắc tới đọc giả.

Tự học sử dụng Linux - Phan Vĩnh Thịnh

Tác giả Phan Vĩnh Thịnh
Số trang 212
Tải về Mega

Trong tác phẩm nổi tiếng thế giới của nhà văn Nga Lev Tolstoi “Chiến tranh và hoà bình” có đưa ra một ví dụ để minh hoạ cho suy nghĩ của tác giả về vai trò của những người có tiếng (cụ thể là Napoleon và Alecxandr đệ nhất) và quần chúng trong lịch sử nói chung cũng như trong chiến tranh ở châu Âu những năm đầu thế kỷ XIX. Nhân vật chính trong ví dụ minh hoạ này là con ong. Đối với cậu bé vừa bị ong cắn thì mục đích của con ong ở chỗ cắn người. Đối với một nhà thơ thì mục đích của con ong là thu vào mình hương vị của những bông hoa. Đối với người nuôi ong thì mục đích ong là thu thập mật ong. Người nuôi ong có cái nhìn sâu hơn thì cho rằng ong thu thập bụi phấn hoa để nuôi ong con và tạo ong chúa, như vậy mục đích của nó là duy trì nòi giống. Nhà sinh học khi quan sát thấy ong thụ phấn cho hoa thì quyết định đây chính là mục đích của loài ong. Người khác quan sát quá trình di cư của thực vật thì cho rằng ong tham gia vào quá trình này và là mục đích của nó. Tất nhiên mục đích cuối cùng của ong không phải là những cái trên nằm riêng biệt mà là tất cả chúng cộng lại, và còn cộng thêm những gì mà tạm thời bộ óc quan sát hạn chế của con người còn chưa tìm ra.

Microsoft nhìn thấy ở Linux khả năng cạnh tranh lớn và nhiều khi coi Linux là kẻ thù của mình. Nhiều tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ nhìn thấy ở Linux một hệ điều hành nhiều hứa hẹn và hỗ trợ cho Linux. Những nước còn nghèo tìm thấy ở Linux một cách giải quyết cho vấn đề kinh tế. Một số công ty đã thấy được ở Linux một nguồn lợi lớn và phát triển công việc kinh doanh của mình từ hệ điều hành này. Đối với Linus Torvalds, Linux là niềm đam mê và “Just for fun”. Các nhà lập trình nhân (kernel) tìm thấy ở Linux sự quyến rũ và công việc phát triển của họ. Người dùng thì thấy ở Linux một hệ thống mạnh, thuận tiện, có thể điều chỉnh theo ý muốn của mình v.v. . .

Linux là hệ điều hành phát triển mạnh. Những năm đầu thập kỷ thứ chín của thế kỷ XX Linux mới chỉ là đứa con tinh thần chưa biết nói của Torvalds. Chỉ trong vài năm gần đây đã có nhiều bản phân phối Linux chiếm lĩnh được môi trường máy chủ cũng như máy để bàn của người dùng. Trên thị trường máy chủ hiện thời chỉ có một vài tên tuổi đáng chú ý. Linux cho máy để bàn có phần đa dạng hơn. Mỗi bản phân phối thích hợp cho một nhóm người dùng cụ thể nào đó từ người dùng mới đến người dùng “cao cấp” (advanced) hay nói đúng hơn là mỗi người dùng có quyền lựa chọn cho mình một bản phân phối thích hợp và chuyển sang sử dụng bản khác khi nào mong muốn. Lịch sử hình thành và phát triển Linux chúng ta sẽ thấy ở ngay chương đầu tiên của cuốn sách này.

Linux ngay từ ban đầu đã được xây dựng dựa trên cộng đồng (tiếng Anh “community”), dựa trên sự cộng tác. Cộng đồng Linux không chỉ cung cấp cho người dùng máy tính một hệ điều hành thân thiện, dễ sử dụng mà còn luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người dùng mới, luôn mong muốn có thêm máy tính chạy dưới Linux. Với kết nối mạng Internet, bạn sẽ luôn tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của mình từ số lượng lớn các diễn đàn, nhóm thư, nhóm tin tức, các trang web cung cấp tin tức, bài báo, sách về Linux. . . Tuy nhiên nếu bạn mới bắt đầu học Linux thì hãy tìm cho mình một cuốn sách giới thiệu ngắn gọn về hệ điều hành này. Một cuốn sách tham khảo cầm tay là không thể thiếu trong thời gian đầu tìm hiểu Linux. Hãy xem xét giá và nội dung cuốn sách trước khi mua. Nếu không có khả năng tìm được sách thích hợp hoặc bạn thích cuốn sách “Tự học sử dụng Linux” này thì có thể in nó ra để tiện đọc. Tôi bắt đầu học Linux khi có trong tay 3 đĩa CD RedHat 7.0 khoảng 4 năm trước đây. Và bây giờ Linux (cụ thể là OpenSUSE Linux) là hệ thống duy nhất làm việc trên máy tính của tôi. Không phải là tôi không muốn sử dụng và ghét bỏ hệ điều hành Windows mà đơn giản là tôi đã quen làm việc trong môi trường KDE và Xfce, đôi khi trong console (dòng lệnh không có đồ hoạ). Và hơn nữa mọi công việc cần đến máy tính của tôi có thể giải quyết nhanh gọn bằng những chương trình đi kèm với Linux. Nghe nhạc bằng Amarok, quản lý hình kỹ thuật số và lấy chúng ra từ máy hình bằng digiKam, soạn thảo tài liệu, cụ thể là luận văn tốt nghiệp và cuốn sách này, trong chương trình Kile và biên dịch mã LATEX qua những chương trình có trong gói teTeX, những tài liệu khác có thể soạn thảo trong Openoffice.org, với người dùng không chuyên thì khả năng chỉnh sửa ảnh của The GIMP còn trên cả đủ, khả năng vẽ đồ hoạ vector của Inkscape còn đủ cho cả những nhà thiết kế chuyên. Tôi không phải là một nhà quản lý mạng hay lập trình chuyên nghiệp và nói chung không phải người học theo chuyên ngành công nghệ thông tin. Ngành chính của tôi là Hoá học, do đó xin đừng mong đợi những kiến thức cao siêu trong sách này. Như trang thứ hai của sách có ghi “Dành cho người dùng mới và rất mới. . . ”

Như vậy, cuốn sách “Tự học sử dụng Linux” được tạo ra với hy vọng sẽ giúp người dùng mới làm quen với hệ điều hành tuyệt vời có tên Linux và hình tượng trưng là chú chim cánh cụt (penguin) xinh đẹp. Những thông tin bạn đọc tìm thấy trong cuốn sách này có thể áp dụng cho hầu hết hết các bản phân phối lớn, tuy nhiên một số phần đặc biệt ví dụ phần nói về cài đặt chương trình từ các gói rpm chỉ áp dụng tốt cho các bản phân phối “dòng RedHat”, đó là Fedora, Mandriva, OpenSUSE, v.v. . . Thông thường người dùng mới bắt đầu gia nhập vào thế giới Linux bằng những bản phân phối này. Happy Using Linux!Công cụ để tạo ra cuốn sách bạn đang đọc là hệ thống sắp chữ LATEX. Bạn có thể tìm bản phân phối teTeX hoặc một bản phân phối khác của hệ thống này trên hầu hết các bộ đĩa cài đặt hệ điều hành Linux.

Sách này được phân phối miễn phí theo bản quyền Creative Commons Public License 2.5 (http://creativecommons.org/licenses/by/2.5/). Cũng như những sản phẩm khác của cộng đồng OSS, cuốn sách này được tạo ra, sửa đổi, thêm và bớt trong thời gian rảnh rỗi của tôi, do đó đôi khi nó sẽ được cập nhật thường xuyên, và có khi không được cập nhật cả năm. Mọi đề nghị sửa đổi, thông báo lỗi chính tả, lỗi kiến thức cũng như đề nghị giúp đỡ (luôn luôn hoan nghêng) xin gửi cho Phan Vĩnh Thịnh theo địa chỉ teppi@vnoss.org.

Xin cảm ơn Kostromin A.V. (http://linux-ve.chat.ru) đã viết ra một cuốn sách sử dụng Linux hay làm tài liệu tham khảo chính cho cuốn sách này, bác Nguyễn Đại Quý (vnpenguin@vnoss.org) và anh Nguyễn Đặng Hoàng Tuân (tuanndh@gmail.com) đã giúp đỡ tôi trong khi soạn cuốn sách này.

Tài liệu hướng dẫn xây dựng ứng dụng iPhone

Tác giả Nguyễn Anh Tiệp
Cao Thanh Vàng
Số trang 420
Tải về Mega

Ngày nay xu hướng sử dụng Smartphone và máy tính bảng đang gia tăng nhanh
chóng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó Việt Nam hiện đang đứng thứ hai thế giới về tốc độ tăng trưởng smartphone & máy tính bảng với tốc độ tăng trưởng 266%. Android, iOS, Windows Phone là những hệ điều hành chạy trên Smartphone và máy tính bảng phổ biến nhất thế giới: Android 75%, iOS 17,3%, Windows Phone 3,2%. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của IDC, vào thời điểm quý 2/2013, iOS đang chiếm tỉ lệ 1.6% trên tổng số thiết bị phân phối tại Việt Nam, đứng thứ ba sau Android và Windows Phone.

Cùng với sự tăng trưởng của Smartphone và các hệ điều hành chạy trên Smartphone, số lượng ứng dụng cho các hệ điều hành ngày càng tăng, tính cho đến hết năm 2012, số lượng ứng dụng iOS trên Apple App Store đã hơn 775.000 ứng dụng và Google Play đã có hơn 700.000 ứng dụng.Với sự phát triển quy mô lớn của ứng dụng, nhu cầu tìm hiểu về lập trình ứng dụng cho các hệ điều hành cũng tăng dần. 

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc tìm hiểu cũng như tham gia các lớp học về lập trình ứng dụng iPhone ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và khó khăn.Các lớp dạy lập trình ứng dụng iPhone chỉ mới xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây, do đó số lượng vẫn còn hạn chế.

Bên cạnh đó nguồn tài liệu tiếng Việt còn ít, việc tìm hiểu và sử dụng công cụ lập trình cũng như tham khảo tài liệu tiếng Anh về lập trình ứng dụng iPhone đòi hỏi người tìm hiểu phải tiêu tốn một khoảng thời gian dài cũng như có một ít hiểu biết về lập trình và khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt. Hơn nữa các tài liệu tiếng Việt do các trung tâm giảng dạy lập trình iPhone biên soạn chỉ lưu hành nội bộ, người tìm hiểu buộc phải chi một khoản tiền để tham dự lớp học mới có thể có được những tài liệu này. Với mong muốn tìm hiểu cách xây dựng ứng dụng iPhone để có thêm kiến thức mới, giúp ích cho quá trình làm việc sau khi ra trường cũng như giảm bớt những khó khăn cho người mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình ứng dụng trên iPhone, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu, xây dựng một số ứng dụng trên iPhone dựa trên kiến thức tìm hiểu được, từ đó tổng hợp và xây dựng thành tài liệu Hướng dẫn xây dựng ứng dụng trên iPhone. 

Với những ví dụ riêng cho từng đối tượng, người đọc sẽ dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ cách sử dụng, chức năng của từng đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó tài liệu còn kèm theo hướng dẫn chi tiết từng bước để xây dựng một vài ứng dụng thực tế mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện được trong quá trình nghiên cứu. Hi vọng rằng nội dung của tài liệu này sẽ giúp ích phần nào cho mọi người khi bắt đầu tìm hiểu về lập trình iPhone, từ đó có thể tiết kiệm bớt thời gian cho quá trình tìm hiểu.

Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc qua email caothienmokimlong@gmail.com hoặc
anhtiep20@gmail.com. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ mọi người để tài liệu hướng dẫn ngày càng hoàn thiện hơn.

Tuesday, December 6, 2016

Giáo trình Kỹ thuật truyền số liệu - ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM

Tác giả Nguyễn Việt Hùng
Nguyễn Ngô Lâm
Nguyễn Văn Phúc
Đặng Phước Hải Trang
Số trang 356
Tải về Mega

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của xã hội, con người, khoa học kỹ thuật đã không ngừng phát triển để mang lại sự tiện ích trong cuộc sống. Thông tin là nhu cầu không thể thiếu của mỗi người và mỗi lĩnh vực hoạt động trong đời sống, nhất là việc chia sẻ thông tin đó giữa  con người, giữa thiết bị với các khoảng cách gần, xa khác nhau. Lĩnh vực truyền dữ liệu và mạng thông tin là việc trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị qua môi trường truyền dẫn, đang làm thay đổi phong cách sống, cách kinh doanh của chúng ta.

Môn học Kỹ thuật truyền số liệu là môn học không thể thiếu trong các ngành kỹ thuật điện tử, viễn thông, máy tính, điện và tự động hóa cho các hệ Đại học, Cao đẳng. Giáo trình này được biên soạn theo đề cương môn học Kỹ thuật truyền số liệu của Khoa Điện - Điện Tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh. Giáo trình này được chia thành 12 chương, mỗi chương bao hàm một khối lượng kiến thức ứng với một kỹ thuật trong truyền dữ liệu. Hầu hết cuối mỗi chương đều có phần câu hỏi ôn tập và phần bài tập giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết.

Tài liệu này được xuất bản lần đầu tiên nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của người đọc.

Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Bộ môn Điện tử - Viễn thông, Khoa Điện - Điện Tử, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, số 1 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Xin chân thành cảm ơn!

Saturday, December 3, 2016

Giáo trình vẽ cơ khí với AutoCAD 2004

Tác giả Ths. Chu Văn Vượng
Số trang 181
Tải về Mega

Cuốn giáo trình "Vẽ cơ khí với AutoCAD 2004" được biên soạn nhằm phục vụ nhu cầu học thực hành vẽ trên máy tính của sinh viên, đồng thời là tài liệu phục vụ giảng dạy cho giáo viên trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp kỹ thuật. Cuốn sách này cũng là tài liệu cần thiết cho các bạn sinh viên mới bước đầu làm quen với AutoCAD.

Nội dung cuốn sách chủ yếu đề cập đến việc khai thác phần mềm AutoCAD Release 2004 để xây dựng hoàn chỉnh một bản vẽ cơ khí, đồng thời giới thiệu các lệnh tương đương của AutoCAD Release 2002 để bạn đọc có thể sử dụng linh hoạt hơn tùy theo điều kiện cụ thể.

Giáo trình "Vẽ cơ khí với AutoCAD 2004" là người bạn đồng hành tốt nhất cho tất cả các bạn mới bước vào làm quen với AutoCAD vì nội dung được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, mỗi câu lệnh đều có ví dụ hoặc hình ảnh minh họa. Cuối mỗi chương đều có các bài tập thực hành cụ thể.

Trong cuốn sách, tác giả đã chọn lọc, giới thiệu những thao tác cơ bản nhất để người học có thể hoàn thành tốt một bản vẽ cơ khí thông thường và có thể xuất bản vẽ ra giấy.

Tuy đã rất cố gắng và cẩn thận trong quá trình biên soạn nhưng cuốn sách chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong được những ý kiến đóng góp quí báo của bạn đọc để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện trong những lần tái bản sau. Các ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
   Công ty cổ phần sách Đại học - Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.
  
   Xin chân thành cảm ơn.
   Chúc các bạn thành công với AutoCAD.

Bài tập thiết kế mô hình ba chiều với Mechanical Desktop

Tác giả TS. Nguyễn Hữu Lộc
Nguyễn Hữu Trọng
Số trang 337
Tải về Mega

Trên thế giới hiện nay xu hướng thiết kế mô hình ba chiều (3D) phát triển mạnh và mô hình hóa hình học đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thiết kế kỹ thuật. Một trong những phần mềm sử dụng để thiết kế mô hình ba chiều là Mechanical Desktop. Sách này được biên soạn cùng với sách Thiết kế các mô hình ba chiều với Mechanical Desktop với mục đích rèn luyện kỹ năng thực hành thiết kế mô hình sản phẩm trên máy tính.

Sách bao gồm 17 bài tập liên quan đến 04 nội dung chính của phần mềm Mechanical Desktop:
   - Mô hình Solid (Part Modeling) gồm 12 bài, từ bài 1 đến 12.
   - Mô hình lắp ráp (assembly modeling) gồm 2 bài 13 và 14.
   - Bản vẽ hai chiều từ mô hình ba chiều (drawing) bài 15.
   - Mô hình mặt cong (surface modeling) gồm hai bài 16 và 17.
  
Mô hình solid được tham khỏa theo mô hình bộ đề ôn tập thi tay nghề "Vẽ và thiết kế bằng máy tính" toàn quốc năm 2004.

Xin cảm ơn các bạn có ý kiến đóng góp, phê bình những thiếu sót của sách để cho các lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp, phê bình và thắc mắc xin gửi về địa chỉ:
   Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM, 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 12
hoặc
   Bộ môn thiết kế máy, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Trường Đại học Bách Khoa, Thành Phố HCM.
Hoặc email: nhlcad@yahoo.com

Công nghệ CNC - GS.TS Trần Văn Địch

Tác giả GS.TS Trần Văn Địch
Số trang 277
Tải về Mega

Một trong những thành tựu quan trọng nhất của tiến bộ khoa học kỹ thuật là tự động hóa sản xuất. Phương thức cao của tự động hóa sản xuất là sản xuất linh hoạt (dây chuyền mềm). Trong dây chuyền sản xuất linh hoạt thì máy điều khiển số CNC (Computer Numerical Control) là một vai trò quan trọng. Sử dụng máy công cụ điều khiển số (CNC) cho phép giảm khối lượng gia công chi tiết nâng cao độ chính xác gia công và hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng rút ngắn được chu kỳ sản xuất. Chính vì vậy hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang ứng dụng rộng rãi các máy điều khiển số vào lĩnh vực cơ khí chế tạo.

Để sử dụng các máy điều khiển số một cách có hiệu quả nhà công nghệ không chỉ phải biết lập quy trình công nghệ với từng loạt chi tiết mà còn phải có khả năng lập trình nhanh chóng và chính xác.

Hiện nay các máy điều khiển số đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta để chế tạo các chi tiết cơ khí, đặc biệt là chế tạo các khuôn mẫu chính xác, các chi tiết phục vụ công nghiệp quốc phòng.

Ngoài ra các máy công cụ điều khiển số CNC còn được dùng trong nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học, sau đại học ở các trường đại học kỹ thuật. Bên cạnh đó các máy điều khiển số còn được dùng để đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho sản xuất trong tương lai.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo và sản xuất chúng tôi biên soạn giáo trình "Công nghệ CNC".

Cuốn sách này trình bày những kiến thức cơ bản về điều khiển số, đặc biệt là phương pháp lập trình để gia công chi tiết trên một số loại máy công cụ điều khiển số như: Máy điện, máy khoan, máy doa, máy phay và các trung tâm gia công.

Ngoài ra cuốn sách còn giới thiệu các loại dụng cụ, các trang bị công nghệ dùng trên máy điều khiển số CNC, phương pháp nghiên cứu độ chính xác gia công trên các máy đó, đồng thời cuốn sách cũng giới thiệu cách tính hiệu quả kinh tế khi sử dụng máy điều khiển số CNC.

Sách được dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng dạy, sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những nhà công nghệ trong học tập, nghiên cứu và làm công tác công nghệ trên các máy điều khiển số CNC.

Do biên soạn lần đầu nên chắc chắn còn thiết sót, chúng tôi mong nhận được và xin chân thành cảm ơn các ý kiến phê bình của bạn đọc.

Các ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Công nghệ chế tạo máy, trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc Ban biên tập Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Friday, December 2, 2016

Giáo trình lý thuyết và thực hành vẽ trên máy tính AutoCAD 2011

Tác giả Nguyễn Lê Châu Thành
Số trang 225
Tải về Mega

"Giáo trình lý thuyết và thực hành vẽ trên máy tính AutoCAD 2011" là tài liệu cần thiết cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập ứng dụng phần mềm AutoCAD vào công việc vẽ kỹ thuật của sinh viên cũng như cán bộ kỹ thuật. Với sự trợ giúp của cuốn giáo trình, trong thời gian khoảng 2 tuần bạn đã có thể sử dụng tốt phần mềm AutoCAD để vẽ hầu hết các bản vẽ trong nhiều chuyên ngành kỹ thuật.

Đối với sinh viên, để hoàn thành chương trình học, cần phải thực hiện các nhiệm vụ: Báo cáo thí nghiệm; bài tập lớn; đồ án môn học; báo cáo thực tập tốt nghiệp; đồ án tốt nghiệp... Còn với cán bộ kỹ thuật, việc thiết kế các bản vẽ cũng thường xuyên và quan trọng. Tất cả các công việc đó cần phải có sự trợ giúp của: vẽ trên máy tính (AutoCAD) và một số công cụ trợ giúp quan trọng như: Chèn hình ảnh từ AutoCAD vào văn bản Word bằng phần mềm Better WMF...

Với mục tiêu giúp người học vẽ trên máy tính một cách nhanh nhất và ứng dụng hiệu quả nhất vào công việc, tác giả không đi sâu khai thác phần mềm AutoCAD mà tập trung vào việc ứng dụng phần mềm AutoCAD để vẽ các bản vẽ phục vụ học tập cũng như công việc vẽ thiết kế kỹ thuật.

Những hình vẽ trong cuốn sách này, tác giả đã tham khảo đường nét trong các giáo trình vẽ kỹ thuật, bạn đọc hãy bám sát cách thể hiện đường nét các hình vẽ trong sách này.

Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để lần tái bản sau hoàn thiện hơn.

Nội dung
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về AutoCAD
   1.1 Giới thiệu sơ lược
   1.2 Cài đặt AutoCAD
   1.3 Khởi động và thoát khỏi AutoCAD
   1.4 Cấu trúc màn hình đồ họa AutoCAD 2011
   1.5 Thanh công cụ và các phím tắt chọn lệnh
   1.6 Lưu và mở các bản vẽ
   1.7 Thiết lập môi trường vẽ
   1.8 Truy bắt điểm đối tượng
   1.9 Quan hệ hình học
Chương 2: Các lệnh vẽ và hiệu chỉnh cơ bản
   2.1 Định giới hạn bản vẽ
   2.2 Vẽ điểm
   2.3 Vẽ đoạn thẳng Line
   2.4 Vẽ đường tròn (Circle)
   2.5 Vẽ cung tròn (Arc)
   2.6 Vẽ Ellipse
   2.7 Vẽ hình chữ nhật (Rectangle)
   2.8 Vẽ đa giác đều (Polygon)
   2.9 Vẽ và hiệu chỉnh đường tường (MLine)
   2.10 Vẽ đường cong tự do (Spline)
   2.11 Vẽ đường thẳng và cung tròn kết hợp (PLine)
   2.12 Vẽ, hiệu chỉnh mặt cắt và tô màu (hatch)
   2.13 Gọi lệnh từ đối tượng có sẵn
Chương 3: Các lệnh hiệu chỉnh
   3.1 Các phương pháp vẽ và chọn đối tượng
   3.2 Cắt và kéo dài đối tượng (Trim và Extend)
   3.3 Xén một phần đối tượng (break)
   3.4 Vẽ nối tiếp hai đối tượng bởi hai cung tròn (Fillet)
   3.5 Vát mép các cạnh (chamfer)
   3.6 Tạo các đối tượng song song (offset)
   3.7 Di chuyển đối tượng (Move)
   3.8 Copy đối tượng (Copy)
   3.9 Lấy đối xứng (Mirror)
   3.10 Quay hình xung quanh một điểm (Rotate)
   3.11 Thay đổi tỉ lệ (Scale)
   3.12 Lệnh tạo mảng (Array)
   3.13 Chia đối tượng thành các đoạn bằng nhau (Divide)
   3.14 Chia đối tượng thành các đoạn có chiều dài bằng nhau (Measure)
   3.15 Thay đổi chiều dài đối tượng (Lengthen)
   3.16 Dời và kéo các đối tượng (Stretch)
   3.17 Dời quay và biến đổi tỉ lệ đối tượng (Align)
   3.18 Phá vỡ các đối tượng (Explode)
   3.19 Lệnh change
   3.20 Hiệu chỉnh đối tượng bằng Properties Window
   3.21 Xóa và phục hồi đối tượng bị xóa (Erase và Oops)
   3.22 Hủy bỏ lệnh vừa thực hiện (Undo)
   3.23 Phục hồi đối tượng vừa hủy bỏ (Redo)
   3.24 Thay đổi thuộc tính theo một đối tượng khác
Chương 4: Quan sát và quản lý đối tượng
   4.1 Quan sát bản vẽ (Zoom)
   4.2 Quản lý các đối tượng trong bản vẽ (Layer)
Chương 5: Ghi kích thước và chữ trong bản vẽ
   5.1 Kích thước
   5.2 Chữ trong bản vẽ
Chương 6: Nhóm đối tượng và in bản vẽ
   6.1 Tạo và chèn khối (Block)
   6.2 Các block autocad design center
Chương 7: Phần đọc thêm
   7.1 Hình chiếu trục đo xiên cân
   7.2 Hình chiếu trục đo vuông gốc đều
   7.3 Phần mềm better WMF
   7.4 Một số chú ý trong vẽ kỹ thuật
Phần thực hành
   1. Các bài thực hành có hướng dẫn cụ thể
   2. Bài thực hành chuyên ngành xây dựng, kiến trúc
   3. Bài thực hành chuyên ngành cơ khí
Phụ lục: Bảng các phím tắt trong AutoCAD

Bài tập toán cao cấp tập 3: Phép tính giải tích nhiều biến số

Tác giả Nguyễn Đình Trí (Chủ biên)
Tạ Văn Đĩnh
Nguyễn Hồ Quỳnh
Số trang 500
Tải về Mega

Quyển bài tập này trình bày lời giải của các bài tập đã ra trong quyển Toán học cao cấp tập ba, phép giải tích nhiều biến số. Một số bài tập khác đã được bổ sung vào.

Như chúng ta đã biết, trong toán học, giữa việc hiểu sâu sắc lý thuyết và làm thành thạo các bài tập có một mối quan hệ mật thiết. Chính trong quá trình học lý thuyết rồi làm các bài tập, từ những bài tập vận dụng đơn giản lý thuyết đến những bài tập ngày càng khó hơn, chúng ta dần dần hiểu được các khái niệm toán học mới, nắm được các phương pháp cơ bản, nhớ được các kết quả cơ bản.

Đối với các bạn sinh viên dùng quyển sách này, chúng tôi khuyên các bạn hãy tự mình giải các bài tập đã ra trong giáo trình và chỉ xem lời giải trong quyển sách này để kiểm tra lại, tự mình đánh giá kết quả học tập của mình. Mong rằng quyển sách này giúp các bạn học tốt hơn và tìm được những lời giải hay hơn.

Quyển sách này viết lần đầu nên không tránh khỏi các sai sót. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của độc giả. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung
Chương 1: Hàm số nhiều biến
Chương 2: Ứng dụng của phép tính vi phân trong hình học
Chương 3: Tích phân bội
Chương 4: Tích phân đường, tích phân mặt
Chương 5: Phương trình vi phân


Bài tập toán cao cấp tập 2: Phép tính giải tích một biến số

Tác giả Nguyễn Đình Trí (Chủ biên)
Tạ Văn Đĩnh
Nguyễn Hồ Quỳnh
Số trang 272
Tải về Mega

Quyển bài tập này trình bày lời giải của các bài tập đã ra trong quyển TOÁN HỌC CAO CÂP tập hai, phép tính giải tích một biến số của tác giả Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh và Nguyễn Hồ Quỳnh. Một số bài tập khác đã được bổ sung vào. Ở cuối sách có bổ sung thêm một số bài tập hỗn hợp có tính chất tổng hợp và nâng cao.

Như chúng ta đã biết, trong học toán, giữa việc hiểu sâu sắc lý thuyết và làm thành thạo các bài tập có mối liên hệ mật thiết. Chính trong quá trình học lý thuyết rồi làm các bài tập, từ những bài tập vận dụng đơn giải lý thuyết đến những bài tập ngày càng khó hơn, chúng ta dần hiểu được các khái niệm toán học mới, nắm được các phương pháp cơ bản, nhớ được các kết quả cơ bản.

Đối với các bạn sinh viên dùng quyển sách này, chúng tôi khuyên các bạn hãy tự mình giải các bài tập đã ra trong giáo trình và chỉ xem lời giải trong quyển sách này để kiểm tra lại, tự mình đánh giá kết quả học tập của mình. Mong rằng quyển sách này giúp các bạn học tốt hơn và tìm được những lời giải hay hơn.

Quyển sách này viết lần đầu nên không tránh khỏi các sai sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung

Chương 1: Số thực
Chương 2: Hàm số một biến thực
Chương 3: Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến số
Chương 4: Đạo hàm và vi phân của hàm số một biến số
Chương 5: Các định lí về giá trị trung bình
Chương 6: Nguyên hàm và tích phân bất định
Chương 7: Tích phân xác định
Chương 9: Chuỗi
Một số bài tập hỗn hợp
Mục lục

Toán cao cấp tập 3: Phép tính giải tích nhiều biến số

Tác giả Nguyễn Đình Trí (Chủ biên)
Tạ Văn Đĩnh
Nguyễn Hồ Quỳnh
Số trang 276
Tải về Mega

Nội dung
Chương 1: Hàm số nhiều biến số
   1.1 Khái niệm mở đầu
   1.2 Đạo hàm và vi phân
   1.3 Cực trị
   1.4 Hàm số ẩn. Cực trị có điều kiện
   Tóm tắt chương 1
   Bài tập
   Đáp số và gợi ý
Chương 2: Ứng dụng của phép tính vi phân trong hình học
   2.1 Ứng dụng trong hình học phẳng
   2.2 Ứng dụng trong hình học không gian
   Tóm tắt chương 2
   Bài tập
Chương 3: Tích phân bội
   3.1 Tích phân phụ thuộc tham số
   3.2 Tích phân kép
   3.3 Tích phân bội ba
   Tóm tắt chương 3
   Bài tập
   Đáp số và gợi ý
Chương 4: Tích phân đường, tích phân mặt
   4.1 Tích phân đường loại một
   4.2 Tích phân đường loại hai
   4.3 Tích phân mặt loại một
   4.4 Tích phân mặt loại hai
   Tóm tắt chương 4
   Bài tập
   Đáp số
Chương 5. Phương trình vi phân
   5.1 Phương trình vi phân cấp một
   5.2 Phương trình vi phân cấp hai
   5.3 Hệ phương trình vi phân
   Tóm tắt chương 5
   Bài tập
   Đáp số

Toán cao cấp tập 2: Phép tính giải tích một biến số

Tác giả Nguyễn Đình Trí (Chủ biên)
Tạ Văn Đĩnh
Nguyễn Hồ Quỳnh
Số trang 416
Tải về Mega

Nội dung
Chương 1: Số thực
   1.1 Tập hợp
   1.2 Tập các số thực
Chương 2: Hàm số biến số thực
   2.1 Định nghĩa hàm số một biến số thực
   2.2 Đồ thị của hàm số một biến số thực
   2.3 Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn, hàm số đơn điệu
   2.4 Hàm số hợp
   2.5 Hàm số ngược và đồ thị của hàm số ngược
   2.6 Các hàm số sơ cấp cơ bản
   2.7 Đa thức nội suy
   Tóm tắt chương 2
   Bài tập
   Đáp số và gợi ý
Chương 3: Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến số
   3.1 Định nghĩa
   3.2 Các tính chất của giới hạn
   3.3 Giới hạn một phía
   3.4 Vô cùng bé và vô cùng lớn
   3.5 Sự liên tục của hàm số một biến số
   3.6 Điểm gián đoạn của hàm số
   3.7 Các tính chất của hàm số liên tục
   Tóm tắt chương 3
   Bài tập
   Đáp số và gợi ý
Chương 4: Đạo hàm và vi phân của hàm số một biến số
   4.1 Đạo hàm
   4.2 Vi phân
   4.3 Đạo hàm một phía, đạo hàm vô cùng
   4.4 Đạo hàm và vi phân cao cấp
   Bài tập
   Đáp số và gợi ý
Chương 5: Các định lý về giá trị trung bình
   5.1 Các định lí về giá trị trung bình
   5.2 Ứng dụng các định lí về giá trị trung bình
Chương 6. Nguyên hàm và tích phân bất định
   6.1 Tích phân bất định. Các thí dụ đơn giản
   6.2 Phép đổi biến
   6.3 Phương pháp tính tích phân từng phần
   6.4 Tích phân các biểu thức hữu tỉ
   6.5 Tích phân các biểu thức lượng giác
   6.6 Tích phân các biểu thức R(x,sqrt(a^2-x^2)
   Tóm tắt chương 6
   Đáp số và gợi ý
Chương 7: Tích phân xác định
   7.1 Tích phân xác định
   7.2 Điều kiện khả tích
   7.3 Các tính chất của tích phân xác định
   7.4 Cách tính tích phân xác định
   7.5 Phép biến đổi trong tích phân xác định
   7.6 Phép lấy tích phân từng phần
   7.7 Tính gần đúng tích phân xác định
   7.8 Một số ứng dụng hình học của tích phân xác định
   7.9 Tích phân suy rộng
   Tóm tắt chương 7
   Bài tập
   Đáp số và gợi ý
Chương 8. Chuỗi
   8.1 Đại chương về chuỗi số
   8.2 Chuỗi số dương
   8.3 Chuỗi số hạng với dấu bất kì
   8.4 Dãy hàm số
   8.5 Chuỗi hàm số
   8.6 Chuỗi lũy thừa
   8.7 Chuỗi Fourier
   Tóm tắt chương 8
   Bài tập
   Đáp số và gợi ý