Tuesday, December 20, 2016

Thiết kế máy điện

Tác giả PTS.Nguyễn Hồng Thanh
PGS.Trần Khánh Hà
Số trang 682
Tải về Mega

Nội dung
Quyển sách "Thiết kế máy điện" này được viết trên cơ sở các giáo trình "Thiết kế máy điện và thiết kế nhờ máy tính" kết hợp với thực tiễn tính toán thiết kế trong nhiều năm của bộ môn Thiết bị điện Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Dựa trên lý thuyết cơ bản của máy điện, tác giả đã phân tích những vấn đề thực tiễn trong thiết kế máy điện, đi sâu vào những phần trọng điểm, có liên hệ thực tế sản xuất để bạn đọc nắm được những quy luật cơ bản trong thiết kế máy điện, đồng thời có thể nâng cao năng lực tư duy, phân tích và tích lũy kiến thức. Vì vậy, ở phần cuối cuốn sách có nêu lên cách dùng máy tính để tính toán máy điện, đề ra các phương pháp tính toán tự động và tối ưu.

Sách được bố cục theo trình tự giảng dạy gồm mười bảy chương trong đó chín chương đầu nói về các vấn đề chung cho các loại máy điện như cách xác định kích thước chủ yếu, dây quấn, tính mạch từ, tham số, tổn hao, thông gió và phát nhiệt, tính toán cơ khí cho các kết cấu cơ bản. Bốn chương tiếp theo đi sâu vào tính toán thiết kế bốn loại máy điện cơ bản là máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy điện một chiều và máy biến áp, có kèm theo thí dụ tính toán. Bốn chương cuối nêu cách sử dụng máy tính để thiết kế máy điện, các mô hình tính toán và phương pháp lập trình tính toán tự động và tối ưu, đồng thời có xét đến sai số công nghệ của các đầu ra. Cuối cùng là phần phụ lục đầy đủ dùng cho tính toán. Bốn chương cuối do PTS Nguyễn Hồng Thanh biên soạn, phần còn lại do PGS Trần Khánh Hà biên soạn.

Trong quá trình biên soạn lần này, chúng tôi đã cố gắng sửa hết những sai sót của lần trước, cải tiến phần tính mạch từ của máy điện không đồng bộ và thêm ví dụ về động cơ điện không đồng bộ rô-to dây quấn, cũng như thêm chương trình tính toán máy biến áp để hoàn thiện việc thiết kế các loại máy điện tĩnh và quay. Về phần thiết kế bằng máy tính có thêm chương "Tác động của sai số cấu trúc công nghệ đến chất lượng của máy điện".

Các tác giả đã nhận được sự chân thành góp ý của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn tất cả.

Sách "Thiết kế máy điện" này được dùng để giảng dạy hay tham khảo trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có chuyên ngành về thiết bị điện, nó cũng có ích cho các kỹ sư, kỹ thuật viên ở các nhà máy và viện nghiên cứu khi cần tra cứu.

Vì trình độ, thời gian và tài liệu có hạn, nên sách không tránh khỏi có sơ suất, xin bạn đọc miễn thứ. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về bộ môn Thiết bị điện Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Sữa chữa và quấn lại động cơ điện

Tác giả KS. Bùi Văn Yên
Số trang 202
Tải về Mega

Nội dung
Động cơ điện được sử dụng phổ biến trong sản xuất và đời sống, làm nguồn động lực cho máy gia dụng và máy sản xuất.

Sửa chữa, quấn lại động cơ điện có nhiều loại, nhiều kiểu: Từ máy điện một chiều đến máy điện xoay chiều do nhiều nước chế tạo sao cho phù hợp với điều kiện sử dụng, khí hậu môi trường, thực tiễn nguyên vật liệu và trình độ tay nghề hiện nay để đạt độ tin cậy và độ bền cho máy. Chính vì điều này đã thôi thúc tác giả viết cuốn "Sửa chữa và quấn lại động cơ điện". Nội dung cuốn sách được trình bày trong 4 chương, bao gồm:

Chương 1: Những kiến thức cơ bản về dây quấn máy điện một chiều. Cách vẽ sơ đồ dây quấn và dây quấn sóng. Kinh nghiệm quấn máy điện bằng tay; quấn theo khuôn cho những động cơ điện một chiều; máy phát điện một chiều trên ô tô, trên máy kéo v.v...

Chương 2: Nguyên lý làm việc, cách kiểm tra sửa chữa những động cơ điện một pha thông dụng gồm: Các loại động cơ điện vạn năng, động cơ một pha dùng tụ điện. Thực hành quấn dây cho động cơ máy nén khí, máy cưa, máy cắt, máy bơm nước Liên Xô (cũ); máy khoan điện cầm tay, máy doa, máy bào tay của Trung Quốc, máy may Ba Lan, máy xay sinh tố, máy hút bụi do Nhật Bản chế tạo.

Chương 3: Hướng dẫn thực hành quấn lại các loại động cơ điện không đồng bộ 3 pha, điện xoay chiều hạ thế, công suất dưới 100 kW... Kể cả những động cơ có rô-to dây quấn, động cơ nhiều tốc độ với những đề mục như: Các sơ đồ quấn dây động cơ điện 3 pha có z = 18 đến z = 54 rãnh. Tính toán đơn giản để vẽ sơ đồ.
Thay đổi điện áp - Thay thế cỡ dây - Tính và quấn lại động cơ sang tốc độ khác v.v... Thay thế dây quấn nhôm (Al) bằng dây quấn đồng (Cu) để quấn lại máy điện - Dùng "điện đèn" nối thêm tụ điện để chạy động cơ 3 pha - Quấn lại động cơ 3 pha thành động cơ điện một pha và động cơ điện 1 pha ra 3 pha - Kinh nghiệm tính và vẽ để quấn lại động cơ đã mất hết số liệu.

Chương 4: Giới thiệu những vật liệu kỹ thuật điện cần thiết cho việc sửa chữa quấn lại máy điện như:
   - Các dụng cụ tự chế, "rônha" để kiểm tra trong khi sửa chữa. Cách dự toán dây diện từ để quấn lại máy điện. Một số loại sơn cách điện hiện có ở nước ta và cách tẩm sấy dây quấn thông dụng, đảm bảo chất lượng.
   - Cách chọn chổi than; chọn vòng bi thay thế cho máy điện. Sử dụng và thay thế dầu bôi trơn, mỡ... của các hãng Shell, Esso, Castrol, BP, Caltex,... so sánh với dầu mỡ của Liên Xô (cũ) sao cho đảm bảo độ bền của máy điện.
 
Tác giả còn giới thiệu mười bốn bảng phụ lục về những số liệu dây quấn của các máy điện thông dụng: Máy điện 1 chiều, động cơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha của Việt Nam, Liên Xô (cũ), Trung Quốc để giúp cho thợ điện tra cứu khi quấn lại động cơ được nhanh chóng, chính xác.
 
Sách rất cần cho thợ điện muốn hiểu biết để thực hành sửa chữa quấn lại các loại máy điện, là tài liệu cho các kỹ thuật viên, kỹ sư về sửa chữa điện tham khảo, đồng thời cũng có thể dùng làm tài liệu giảng dạy, học thực hành ở các trường Dạy nghề và các Trung tâm Dạy nghề điện.
 
Sách viết ngắn gọn, dùng những ngôn từ dễ hiểu, quen thuộc của người thowjj và nguồn tư liệu thực tế rút ra từ việc sửa chữa máy điện của nhiều nước đã được tích lũy nhiều năm và áp dụng ở nhiều nơi.
 
Tác giả đã cố gắng trong khi biên soạn, song chắc chắn còn có những thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để cuốn sách hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.

Mọi góp ý xin gửi về: Công ty CP sách Đại học - Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên - Hà Nội.

Saturday, December 17, 2016

Máy điện: Tập 2 - Vũ Gia Hanh


Tác giả Vũ Gia Hanh
Trần Khánh Hà
Phan Tử Thụ
Nguyễn Văn Sáu
Số trang 251
Tải về Mega

Nội dung
PHẦN THỨ 4: MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ
Chương 22. Đại cương về máy điện đồng bộ
   22.1 Phân loại và kết cấu của máy điện đồng bộ
   22.2 Hệ kích từ máy đồng bộ
   22.3 Các trị số định mức của máy điện đồng bộ
Chương 23. Từ trường trong máy điện đồng bộ
   23.1 Đại cương
   23.2 Từ trường của dây quấn kích thích (của cực từ)
   23.3 Từ trường của phần ứng
   23.4 Quy đổi các sức từ động trong máy điện đồng bộ
Chương 24. Quan hệ điện từ trong máy điện đồng bộ
   24.1 Đại cương
   24.2 Phương trình điện áp và đồ thị vector của máy điện đồng bộ
   24.3 Cân bằng năng lượng trong máy điện đồng bộ
   24.4 Các đặc tính góc của máy điện đồng bộ
Chương 25. Máy phát điện đồng bộ làm việc ở tải đối xứng
   25.1 Đại cương
   25.2 Các đặc tính của máy phát điện đồng bộ
   25.3 Cách xác định các tham số của máy phát điện đồng bộ
   25.4 Tổn hao và hiệu suất của máy điện đồng bộ
Chương 26. Máy phát điện đồng bộ làm việc ở tải không đối xứng
   26.1 Đại cương
   26.2 Các tham số của máy phát điện đồng bộ khi làm việc ở tải không đối xứng
   26.3 Ảnh hưởng của tải không đối xứng với máy phát điện đồng bộ
   26.4 Ngắn mạch không đối xứng
Chương 27. Máy phát điện đồng bộ làm việc song song
   27.1 Đại cương
   27.2 Ghép một máy phát điện đồng bộ làm việc song song
   27.3 Điều chỉnh công suất tác dụng và công suất phản kháng của máy phát đồng bộ
Chương 28. Động cơ và máy bù đồng bộ
   28.1 Động cơ điện đồng bộ
   28.2 Máy bù đồng bộ
Chương 29. Quá trình quá độ trong máy điện đồng bộ
   29.1 Đại cương
   29.2 Ngắn mạch đột nhiên ba pha của máy phát
Chương 30. Dao động của máy điện đồng bộ
   30.1 Khái niệm chung
   30.2 Mô-men và phương trình chuyển động của rô-to lúc dao động
   30.3 Dao động của máy điện đồng bộ khi làm việc song song với lưới điện
   30.4 Dao động cưỡng bức của máy phát điện đồng bộ khi làm việc đơn độc
Chương 31. Máy điện đồng bộ đặc biệt
   31.1 Máy phát điện đồng bộ một pha
   31.2 Máy biến đổi một phần ứng
   31.3 Động cơ điện phản kháng
   31.4 Động cơ kiểu nam châm vĩnh cửu
   31.5 Động cơ điện đồng bộ kiểu từ trễ
   31.6 Máy điện đồng bộ cảm ứng (máy phát cảm ứng tần số cao)
   31.7 Động cơ bước
  
PHẦN THỨ 5: MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ
Chương 32. Đại cương về máy điện một chiều
   32.1 Cấu tạo của máy điện một chiều
   32.2 Các trị số định mức
Chương 33. Từ trường trong máy điện một chiều
   33.1 Đại cương
   33.2 Từ trường lúc có tải
   33.3 Từ trường cực từ phụ
   33.4 Từ trường của dây quấn bù
   33.5 Thí dụng
Chương 34. Quan hệ điện từ trong máy điện một chiều
   34.1 Sức điện động cảm ứng trong dây quấn máy điện một chiều
   34.2 Mô-men điện từ và công suất
   34.3 Quá trình năng lượng và các phương trình cân băng
   34.4 Tính chất thuận nghịch trong máy điện một chiều
   34.5 Thí dụ
Chương 35. Đổi chiều
   35.1 Đại cương
   35.2 Quá trình đổi chiều
   35.3 Nguyên nhân sinh ra tia lửa và phương pháp cải thiện đổi chiều
   35.4 Thí dụng
Chương 36. Máy phát điện một chiều
   36.1 Đại cương
   36.2 Các tính chất của máy phát điện một chiều
   36.3 Máy phát điện một chiều làm việc song song
   36.4 Thí dụ
Chương 37. Động cơ điện một chiều
   37.1 Đại cương
   37.2 Mở máy động cơ điện một chiều
   37.3 Đặc tính của động cơ điện một chiều
   37.4 Thí dụ
Chương 38. Máy điện một chiều đặc biệt
   38.1 Máy điện một chiều từ trường ngang
   38.2 Máy phát hàn điện
   38.3 Máy phát điện một chiều một cực
   38.4 Máy điện một chiều công suất bé

PHẦN THỨ 6: MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ VÀNH GÓP
Chương 39. Động cơ điện ba pha có vành góp
   39.1 Đại cương
   39.2 Đưa thêm sức điện động phụ vào mạch thứ cấp của máy điện không đồng bộ
   39.3 Tạo sức điện động có tần số trượt nhờ vành góp
   39.4 Động cơ điện ba pha kích thích song song
   39.5 Động cơ điện ba pha kích thích nối tiếp
   39.6 Động cơ điện bù pha và máy bù pha
Chương 40. Động cơ điện một pha có vành góp
   40.1 Sức điện động biến áp và sức điện động quay sinh ra trong phần ứng của máy điện một pha có vành do từ trường đập mạch
   40.2 Động cơ nối tiếp một pha
   40.3 Động cơ điện đẩy

PHẦN THỨ 7: LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN TỔNG QUÁT
Chương 41. Lý thuyết máy điện tổng quát
   41.1 Đại cương
   41.2 Hệ phương trình tổng quát của máy điện quay
   41.3 Các dạng bài toán về máy điện

Kỹ thuật quấn dây Máy biến áp, Động cơ vạn năng, Động cơ 1 pha - 3 pha

Tác giả Trần Duy Phụng
Số trang 208
Tải về Mega

Nội dung
Máy biến áp và các loại động cơ điện đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt. Việc sử dụng, bảo quản và sửa chữa là vấn đề cần thiết và thường xuyên.

Trong cuốn sách trước chúng tôi đã trình bày cách lắp đặt, sử dụng, bảo quản và sửa chữa những hư hỏng thông thường, ở cuốn sách này chúng tôi đi sâu vào nội dung sửa chữa bộ dây quấn.

Ở mỗi loại máy điện, chúng tôi trình bày về sơ đồ dây quấn, cách tính toán số liệu dây quấn và kỹ thuật quấn dây. Bên cạnh đó chúng tôi cũng nêu lên các số liệu định mức thông dụng để bạn đọc tham khảo, thiết nghĩ điều này sẽ bổ ích cho công tác sửa chữa.

Về phần tính toán số liệu dây quấn chúng tôi không trình bày cách tính toán chi tiết như thiết kế mới mà phần nào đơn giản hóa để có thể dễ dàng sử dụng nhưng vẫn hữu hiệu trong tính toán sửa chữa.

Chắc rằng cuốn sách sẽ còn một số hạn chế và sai sót. Chúng tôi rất mong được sự góp ý và chân thành biết ơn các bạn đọc.

Khí cụ điện: Kết cấu, sử dụng & sửa chữa

Tác giả Nguyễn Xuân Phú
Tô Đằng
Số trang 348
Tải về Mega

Nội dung
Trong những năm gần đây, việc lắp đặt, sử dụng và sửa chữa các khí cụ điện trong công, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, ngày càng phát triển nhanh chóng.

Số lượng khí cụ điện được sử dụng trong các ngành tăng lên không ngừng. Mặt khác, các khí cụ điện ngày càng được cải tiến và càng hoàn thiện về phương diện kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng là thật an toàn, đảm bảo thao tác đúng và tin cậy, đồng thời tuổi thọ cao.

Đi đôi với số người sử dụng thao tác khí cụ điện ngày càng đông thì số người tham gia vào công tác lắp đặt và sửa chữa cũng tăng lên nhanh chóng. Do vậy, việc tìm hiểu về kết cấu, nguyên lý làm việc và tính năng kỹ thuật của các khí cụ điện để lắp đặt, sử dụng và sửa chữa, khôi phục là điều rất quan trọng và bổ ích.

Nhằm đáp ứng được yêu cầu trên, cuốn sách này đã được biên soạn và được Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật giới thiệu với bạn đọc vào năm 1978. Nay, do yêu cầu của độc giả, trước những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chúng tôi biên soạn lại và bổ sung những khí cụ và thiết bị điện mới, có những khí cụ điện được chào hàng từ năm 1988 đến đầu năm 1994 của các nước Tây Âu.

Cuốn sách giới thiệu ngắn gọn nguyên lý làm việc, kết cấu, số liệu kỹ thuật của một số khí cụ điện đã được nhập vào nước ta và đang thịnh hành tại các nước Tây Âu. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu một số thiết bị tự động bảo vệ động cơ và mạch điện tránh sự cố do quá tải, ngắn mạch hay những trường hợp không bình thường khác. Cuốn sách còn trình bày cách tính toán lựa chọn các khí cụ điện và thiết bị cao - hạ áp, cách bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra lắp đặt và tính toán sửa chữa các khí cụ điện thông dụng.

Chương 1 của cuốn sách trình bày về lý thuyết cơ sở khí cụ điện để giúp người đọc hiểu sâu thêm các chương sau và có thể dùng nó làm cơ sở phân tích sự khác nhau của khí cụ điện khi sửa chữa.

Cuốn sách thích hợp cho tuyệt đại đa số công nhân đang công tác trong lĩnh vực điện công nghiệp và tại các cơ sở điện, chi nhánh điện. Cuốn sách còn được dùng làm tài liệu thiết kế lắp đặt và tính toán sửa chữa cho các chuyên viên, kỹ sư.

Giáo trình điều khiển máy điện

Tác giả Đại học Công nghiệp Tp HCM
Số trang 142
Tải về Mega

Nội dung
Chương 1: Đặc điểm của truyền động điện trong máy cắt kim loại
   1.1 Truyền động bằng động cơ điện không đồng bộ 3 pha
   1.2 Truyền động bằng động cơ một chiều
Chương 2: Hệ thống điều chỉnh vận tốc của truyền động điện
   2.1 Hệ thống máy phát & động cơ thông thường
   2.2 Hệ thống máy phát & động cơ có máy điện khuếch đại
   2.3 Hệ thống khuếch đại từ & động cơ
   2.4 Hệ thống chỉnh lưu & động cơ
   2.5 Hệ thống trục điện
Chương 3: Xác định công suất truyền động điện
   3.1 Khái niệm chung
   3.2 Chế độ làm việc của động cơ
   3.3 Xác định công suất động cơ điện
Chương 4: Khí cụ điện
   4.1 Khí cụ điều khiển bằng tay
   4.2 Khí cụ điều khiển xa
   4.3 Khí cụ bảo vệ
   4.4 Khí cụ tác động điện - cơ
Chương 5: Các mạch cơ bản của hệ thống điều khiển truyền động điện
   5.1 Khái niệm về sơ đồ điện
   5.2 Mạch điều khiển động cơ điện
   5.3 Mạch bảo vệ
   5.4 Mạch khống chế hành trình
   5.5 Mạch hạn chế phụ tải
Chương 6: Bộ điều khiển lập trình (PLC)
   6.1 Đặc điểm của bộ điều khiển lập trình
   6.2 Cấu trúc và nguyên lý làm việc
   6.3 Lập trình trên PLC
   6.4 Thí dụ về lập trình trên PLC
  

Sunday, December 11, 2016

Kỹ thuật số - Nguyễn Thúy Vân


Tác giả Nguyễn Thúy Vân
Số trang 358
Tải về Mega

Trong những năm gần đây công nghệ vi mạch điện tử phát triển rất mạnh mẽ. Sự ra đời của các vi mạch cỡ lớn, cực lớn với giá thành giảm nhanh, khả năng lập trình ngày càng cao đã mang lại những thay đổi sâu sắc trong ngành kỹ thuật điện tử. Mạch số, ở những mức độ khác nhau đã và đang thâm nhập vào tất cả các thiết bị điện tử thông dụng và chuyên dụng. Tình hình đó đòi hỏi Kỹ thuật số - một giáo trình cơ sở cho các ngành kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật máy tính, Tin học, Điều khiển tự động, Thông tin. Đo lường điện tử,... phải có những cải tiến phù hợp.

Cuốn kỹ thuật số này nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận kỹ thuật hiện đại và chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà Nước KC-01: "Đổi mới đào tạo ngành Điện tử - Tin học - Viễn thông".

Cuốn sách gồm 3 phần:
   - Phần 1: Đại số Boole và vi mạch số, trình bày cơ sở toán học và kỹ thuật của mạch số.
   - Phần 2: Mạch tổ hợp, giới thiệu những vấn đề lý thuyết cơ bản của mạch tổ hợp, những mạch tổ hợp thường gặp và ứng dụng.
   - Phần 3: Mạch dãy, trình bày các phương pháp phân tích, thiết kế mạch dãy, các mạch dãy thường gặp và ứng dụng.
 
Ngoài những kiến thức cơ bản nhất về mạch số, cách tra cứu và sử dụng các vi mạch số để có thể giải quyết được các bài toán phân tích và thiết kế mạch số với các loại vi mạch cỡ khác nhau, chúng tôi đưa ra nhiều ví dụ cụ thể và bài tập ở mỗi chương. Phần giải đáp các bài tập này được đặt ở cuối sách.

Các chương liên quan đến vi mạch đều có giới thiệu một số vi mạch (thông dụng nhất là họ TTL).

Cuốn sách là giáo trình đồng thời còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên năm cuối và nghiên cứu sinh của các ngành Kỹ thuật điện tử, Máy tính, Tin học,... và các ngành liên quan.

Để bổ sung và hoàn chỉnh những kiến thức đã trình bày ở đây bạn đọc có thể tham khảo cuốn "Thiết kế loogic mạch số" Nhà xuất bản KH và KT - 1996 của cùng tác giả.

Tập 2 tiếp theo sẽ đề cập đến các vấn đề lý thuyết và kỹ thuật cụ thể như: Hazards, chuẩn đoán sai lầm, mô phỏng logic, tự động phân tích và thiết kế mạch số, thiết kế dùng các module có sẵn, thiết kế bộ logic và số học (ALU), bộ điều khiển, micro - processor, phối ghép các mạch logic công nghệ khác nhau, phối ghép mạch logic với mạch công suất.

Trong lần in lại này, tác giả đã có sửa chữa, bổ sung song chắc rằng không thể tránh khỏi còn sai sót. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong lần xuất bản sau.

Thư góp ý xin gửi về Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh hoặc nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật 70 Trần Hưng Đạo - Hà Nội.